Cốt toái bổ hay còn gọi là: Tắc kè đá, Tổ diều, Bổ cốt toái, Hầu khương, Thân khương, Hồ tôn khương,… Có tên khoai học là Drynaria fortunei thuộc họ Dương xỉ ( Polypodiaceae)
Cốt toái bổ thường sống phụ sinh trên các thân cây lớn, các đám rêu ẩm ướt hoặc mọc ở trên các hốc đá. Cây có thân rễ dày, bóng, được bao phủ bởi một lớp lông vàng óng.
Cây cốt toái bổ ( tắc kè đá ) có hai loại lá:
- Loại lá thứ nhất là lá hứng mùn, màu nâu, không có cuống, mép lá có răng cưa nhọn. Lá có hình trứng, dài từ 4 -8 cm. Cuống lá có các gân nổi rõ, có thùy và có hình tim.
- Loại thứ 2 lá thường sinh, màu xanh nhẵn, lá đơn hình lông chim, dài từ 15 – 30cm, mỗi lá có từ 7 – 12 cặp lá hình lông chim. Cuống lá thuôn, có dìa, ở dưới có các túi bào tử được xếp thành hai hàng, hình trái xoan và có màu vàng nhạt.
Thu hái
- Người ta thường thu hoạch rễ vào tháng 4 – 9 hàng năm. Sau khi thu hái rễ sẽ được đem đi rửa sạch, loại bỏ rễ con, cạo bỏ lông, thái miếng mỏng phơi hoặc sấy khô bảo quản.
Phân bố
- Cây cốt toái bổ thường được tìm thấy tại các hốc đá, trên các đám rêu hoặc mọc trên các thân cây cổ thụ lớn, mọc nhiều ở các con suối, các vùng núi đá ẩm. Ở nước ta cây được tìm thấy nhiều ở các tỉnh phía bắc như: Lào Cai, Hòa Bình, Lạng sơn, Cao Bằng, Sơn La,…
Thành phần
- Thành phẩn có tởi 369 hợp chất được tìm thấy trong cốt toái bổ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thân và rễ cây chửa rất nhiều các hợp chất chống oxy hóa như: Flavonoid, triterpenoids, proanthocyanidin, axit phenolic và lignans.
- Ở Trung Quốc nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra trong thân rễ cốt toái bổ có chứa chất chống oxy hóa hesperi – din (CA., 1970, 73, 11382j) và 25 – 34,89% tinh bột.