Bài thuốc dân gian, Những bài thuốc trị bệnh, Tin Tức SP
12 bài thuốc bồi bổ gân cốt từ cốt toái bổ ( tắc kè đá )
Mục Lục
12 bài thuốc bồi bổ gân cốt từ cốt toái bổ ( tắc kè đá )
Cây cốt toái bổ hay còn gọi là tắc kè đá, tổ rổng tổ phượng là vị một thuốc quý, trong đông y người ta sử dụng rễ cây để điều trị một số bệnh như: phong thấp, khu phong, cầm máu, mạnh gân cốt, bổ can thận, trị thận hư, trị tiêu chảy kéo dài, sai khớp, gãy xương, chấn thương, bong gân tụ máu, ù tai,…
Để sử dụng được cốt toái bổ, rễ cây sau khi thu hái cần rửa sạch với nước, bóc bỏ những phần thừa, phơi khô, đốt nhẹ cho cháy hết lớp lông phủ bên ngoài. Khi dùng ta thái thành từng lát nhỏ.
Các bài thuốc bồi bổ gân cốt từ cốt toái bổ ( tắc kè đá )
1. Trị đau nhức răng, thận hư yếu và tai ù
- Lấy 1 cái bầu dục lợn, cốt toái bổ tán bột. Tiến hành rửa sạch bầu dục lợn, đẻ ráo nước và tẩm bột cốt toái bổ, đem nước chín với than và dùng ăn trực tiếp
2. Trị răng chảy máu, đau nhức răng do thận hư, răng lung lay
- Một lượng bột cốt toái bổ vừa đù, đem chà xát vào các chân răng.
- Nếu bệnh nặng có thể dùng: thục địa 16g, cốt toái bổ 16g, tế tân 2g, trạch tả, thổ phục linh đơn bì, sơn thù du, sơn dược mỗi vị 12g. Đem sắc nước uống, ngày 1 thang.
3. Trị chấn thương phần mềm, gãy xương kín
- Bài 1: Cốt toái bổ , đương quy, một dược, huyết kiệt, bằng sa, địa mết trùng, tục đoạn, nhũ hương, đại hoàng, đòng tự nhiên, tất cả các vị bằng nhau. Đem tán thành bộ mịn rồi trộn với Vaseline thoa vùng bị đau nhức
- Bài 2: bồ kết tươi, lá sen tươi, trắc bá diệp tươi và cốt toái bổ, các vị liều lượng bằng nhau. Đem tán nhỏ, mỗi lần uống 12g hãm với nước sôi uống ( ngày uống 2 lần ) hoặc giã nát đắp vào vùng bị đau.
4. Ngăn ngừa nhiễm độc Streptomycin
- Hoa cúc 12g, cốt toái bổ 20g, câu đằng 12g. Rửa sạch sau đó sắc với nước uống
- Hoặc dùng độc vị cốt toái bổ 30g đem sắc nước chia làm 2 lần uống trong ngày
5. Trị đau lưng gối mỏi do thận hư yếu
- Vỏ cây đõ trọng, tỳ giải, cốt toái bổ mỗi vị 16g, dây đau xương, thỏ ty tử, rễ cây gỗi hạc, ngưu tất mỗi vị 12g, hoài sơn, cẩu tích mỗi vị 20g. Tất cả đem rửa sạch sắc với nước uống hết trong ngày.
6. Trị viêm chân răng, răng lung lay, chảy máu, gân cốt tổn thương
- Trắc bá diệp tươi, sinh địa, lá sen tươi mỗi vị 10g, cốt toái bổ 15g. Đem các vị sắc lấy nước uống
7. Trị gãy xương lâu liền, suy nhược cơ thể ở người cao tuổi
- Cốt toái bổ, tục đoạn, mẫu lệ, hoàng kỳ, đương quy, bạch truật, mỗi vị 12g, đảng sâm, hoài sơn, ba kích mỗi vị 16g, thiên niên kiện 8g. Tất cả đem sắc lấy nước uống.
8. Trị thấp khớp thuộc huyết
- Xích đồng nam, cỏ xước, rễ bưởi bung, ô dược, tiền hồ, bạch đồng nữ mỗi vị 40g, rễ gắm 120g, vỏ chân chim 100g, rễ rung rúc 80g, cốt toái bổ 40g, rễ chiên chiến và bạch hoa xà mỗi vị 60g. Nấu tất cả thành cao đặc, sau đó ngâm với rượu trắng 40 độ 2 lít trong khoảng 3 ngày. sau đó chắt lấy dịch chắt lấy dịch trong, ngày uống 2 lần mỗi đợt dùng khoảng 30ml.
9. Trị thấp khớp mạn tính thuộc thể nhiệt
- Thổ phục linh, thiên hoa phấn, cốt toái bổ, khương hoạt, thạch cao, độc hoạt, kê huyết đằng, đan sâm, sinh địa, uy linh tiên, , cây hy thiêm, rau má mỗi vị 12g và cam thảo 4g, Sắc nước uống ngày 1 thang.
10. Trị máu tụ, bong gân do chấn thương
- Rễ củ cốt toái bổ tươi rửa sạch, loại bỏ hết lá khô và lông tơ và giã nát. Rấp nước gói trong lá chuối đã nướng và đắp lên vùng bị đau nhức và bó lại.
11.Trị chứng thấp khớp do huyết
- cốt toái bổ (cạo lông, thái nhỏ và tẩm với mật, phơi khô) 160g, Cẩu tích ( tẩm rượu nấu với nước muối, phơi khô) 240g, thạch hộc ( rửa với rượu, chưng kỹ và phơi khô) 16g, cây hy thiêm ( chưng với mật và rượu) 160g, rễ cỏ xước (dùng tươi mang rửa với rượu), quán chúng (phơi trong râm, bỏ lông và vỏ) 100g, lá ké đầu ngựa (phơi trong râm) 40g, vỏ chân chim (sao vàng) 160g. Đem các vị tán thành bột mịn, chế với mật làm thành viên. Mỗi lần dùng 8 – 12g uống với rượu hoặc nước gừng.
12. Trị chứng khô miệng, toàn thân mệt mỏi, đầu nặng, chân tay bủn rủn, thận hư yếu
- sâm bố chính, Tang ký sinh, gạc nai nướng và củ mài mỗi vị 6g, nhụy sen và mẫu đen mỗi vị 4g, hà thủ ô đỏ 12g và cốt toái bổ 6g. Đem sắc các vị lấy nước uống.
Xem thêm: Địa chỉ bán cốt toái bổ tại tphcm???
Những lưu ý khi sử dụng cốt toái bổ
Cốt toái bổ tuy tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng cần chú ý một số điều sau:
- Người bị âm hư, huyết hư không nên sử dụng
- Chỉ sử dụng với liều lượng vừa phải không được lạm dụng
- Nên tam khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng
( 12 bai thuoc boi bo gan cot tu cot toai bo ( tac ke da ) )
Bài viết 12 bài thuốc bồi bổ gân cốt từ cốt toái bổ ( tắc kè đá ) được tổng hợp và biên tập bởi: Thảo Dược Tấn Phát Hcm. Mọi ý kiến đóng góp và phản hồi vui lòng gửi Liên Hệ cho Tấn Phát Co.,ltd. Xin cảm ơn.