Món ngon mỗi ngày, Sức Khỏe
Nước sâm la hán: Cách nấu nước sâm la hán bổ dưỡng ?
Mục Lục
Trong Đông y, la hán quả là vị thuốc nổi tiếng giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Đa số, loại quả này được người dân đem về làm nước uống giải khát, thải độc cho gan,… nhờ tính ngọt và mát của dược liệu. Để nấu nước la hán quả mà vẫn giữ được mùi vị thơm ngon, đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây, Tấn Phát sẽ giúp bạn thực hiện nấu nước sâm la hán đơn giản tại nhà.
Đặc điểm của la hán quả
Cây la hán quả là cây thảo mộc thân leo, mọc hoang ở vùng đất Quảng Tây, Quế Lâm thuộc Trung Quốc. Từ xưa, quả la hán được người dân dùng vào việc trị bệnh và cả trong ẩm thực hằng ngày, bởi đây là loại quả có chứa độ ngọt gấp nhiều lần so với đường, nên thường được dùng để tạo độ ngọt tự nhiên cho món ăn.
Giá trị dinh dưỡng của quả la hán :
Theo nghiên cứu, quả la hán có chứa các chất tốt cho sức khỏe như :
Cách nấu nước sâm la hán bổ dưỡng ?
Chuẩn bị :
- 1 quả la hán
- 3 nhánh lá dứa
- 1,5 lít nước lọc
Sơ chế quả la hán :
- Chọn quả la hán tròn, lớn, không dập, khi lắc không nghe tiếng kêu
- Đem đi rửa sạch lớp lông bên ngoài và để ráo
- Dùng dao bổ quả thành 2-4 miếng, lấy muỗng nạo phần cơm và ruột bên trong, dằm nhuyễn ra và để vào chén riêng, bỏ vỏ
Nấu nước la hán
- Đun 1,5 lít nước sôi trên bếp, thả la hán và lá dứa đã rửa sạch vào, đun ở lửa vừa khoảng 10-15 phút đợi nước sôi. Tắt bếp và vớt lá dứa đem đi bỏ, đến khi nước nguội thì thêm đá vào là có thể sử dụng ngay.
Thưởng thức :
- Qủa la hán có hương thơm nhẹ, vị ngọt thanh dễ uống, ai cũng có thể sử dụng. Nước la hán có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, bạn có thể uống hằng ngày hoặc chia cho gia đình cùng sử dụng
- Có thể uống nước la hán thay cho trà vào buổi trưa nóng, với vị ngọt thanh, vừa miệng, cùng mùi thơm của thảo mộc hòa quyện vào mùi của lá dứa, nhờ thế uống nước giải khát này không cần thêm đường
- Cách chế nấu nước la hán cùng đơn giản và tiết kiệm thời gian, thực hiện hằng ngày một cách dễ dàng, giúp bảo vệ sức khỏe, tránh được bệnh tật
- Nếu không sử dụng hết trong ngày, bạn hãy để nước nguội hẳn rồi chắt ra bình, đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 2-3 ngày
Công dụng khi uống nước sâm la hán :
- Chất mogrosid trong quả la hán có tác dụng chống oxy hóa, chất này đã được chứng minh là có khả năng làm chậm quá trình lão hóa trên da, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật
- Nhờ hàm lượng calo thấp, thích hợp cho người đang giảm cân nhưng thèm ngọt, uống nước la hán quả sẽ giúp tạo độ ngọt tự nhiên. Ngoài ra còn phù hợp cho người bị tiểu đường, làm giảm lượng đường trong máu
- Nhờ đặc tính kháng viêm hiệu quả, la hán chống lại tình trạng viêm nhiễm, giảm sưng đau ở khu vực tổn thương
- Nổi tiếng là loại quả có tính mát, giúp giải nhiệt cơ thể, chống táo bón, ngăn ngừa mụn nhọt, nổi mề đay
- Nước sắc từ quả la hán có tác dụng chống ho, trừ đờm, tăng chức năng hệ miễn dịch của các tế bào trong cơ thể
- Qủa la hán hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, viêm phế quản, ho gà, viêm amidam,…
- Đồng thời dược liệu này còn được biết đến với tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
Lưu ý khi uống nước sâm lá hán :
- Chỉ nên uống với liều lượng 1-2 trái la hán trong 1 ngày, pha cùng với 1,5-2 lít nước
- Người sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh, đại tiện lỏng không sử dụng dược liệu này
- Người đang cảm lạnh không nên uống
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú khuyên không nên dùng vì dễ động thai
- Không dùng cho người mẫn cảm với thành phần từ quả la hán