THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Trà atiso có vị gì?, Cách sử dụng hoa atiso khô đúng cách hiệu quả?

Đà Lạt nơi nổi tiếng với nhiều rau, củ, hoa, trái cây. Đặc biệt nơi đây có một loại hoa vừa là đặc sản và vừa là biểu tượng của vùng đất này. Đó chính là hoa Atiso – một loại hoa vừa mang lại giá trị kinh tế và vừa mang lại giá trị sức khỏe cho chúng ta. Các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Thảo Dược Tấn Phát để biết thêm nhiều thông tin, công dụng, cách dùng hoa atiso khô nhé.

Hoa atiso là gì?

  • Tên khoa học: Cynara Scolynus Lour.
  • Họ: Cúc ( Asteraceae )
  • Atiso là loại thực vật thân thảo, cao từ 1.5m – 2m. Thân cây cao thẳng, đứng. Lá mọc so le, dài khoảng 1 – 2m, rộng khoảng 0,5m, phiến lá có răng cưa. Mặt trên lá có màu xanh, mặt dưới có màu xám trắng, có nhiều rãnh nhỏ, song song.
  • Hoa mọc ở đầu ngọn hoặc ở nách đơn độc. Hoa Atiso có màu tím hạt, tràng hoa màu vàng hồng hoặc màu tía. Phần lông thô và đài hoa màu đỏ bao quanh lấy quả. Bên ngoài được bao phủ bởi các lá bắc ngoài dày và hơi nhọn. Quả atiso nhẵn bóng, màu nâu sẫm có lông trắng.
  • Hoa atiso được người Pháp đưa vào Việt Nam từ những năm 40 của thế kỷ XX. Hoa Atiso có mặt ở khá nhiều tỉnh thành nhưng hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Đà Lạt nhất. Loại hoa này được phát triển nhanh trong khú hậu mát mẻ và dần trở thành biểu tượng của Đà Lạt.
  • Bộ phận sử dụng: Lá, hoa, thân, rễ. Tất cả các bộ phận của cây atiso đều có giá trị dược liệu. Nhưng hoa atiso là bộ phận cho giá trị dinh dưỡng và tốt nhất.
  • Hoa atiso được thu hái vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Thời điểm thu hoạch là lúc hoa chưa nở. Hoa atiso có thể sử dụng tươi hay khô đều được. Đối với sản phẩm hoa atiso khô dễ dàng bảo quản và tiện lợi cho những người có ít thời gian và những bạn làm việc văn phòng dễ mang theo khi đi làm,…
  • Trà Atiso có nguyên liệu chính từ lá và nụ hoa của cây. Nụ hoa trước khi trở thành bông hoàn toàn có thể ăn được nên có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
  • Đây là một loại thức uống vô cùng tốt cho sức khỏe, theo nhiều nghiên cứu nó có tác dụng làm sạch và mát gan vô cùng tốt.
Hoa atiso là gì

Thành phần hóa học

  • Thành phần chính có trong hoa atiso là Cynarine có hàm lượng rất là cao; còn lại là: niacin, folate, thiamine, reboflavin.
  • Ngoài ra còn có: 40 – 50 calo, chất xơ khoảng 1,5%, carbonhydrate 9,3%, protein và 1 ít chất béo.
  • Cùng với đó là các nhóm vitamin và các khoáng chất thiết yếu của cơ thể.

Công dụng của hoa atiso khô

Atiso là loại dược liệu có vị ngọt hơi đắng, tính mát. Cùng với những chất dinh dưỡng thì hoa atiso có một số công dụng như sau:

Hoa atiso khô giúp giảm cân
  • Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
  • Kiểm soát đường trong máu
  • Ngăn ngừa tiểu đường
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Giúp điều hòa huyết áp
  • Giúp thanh nhiệt, giải độc gan
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Cải thiện hệ tiêu hóa
  • Giảm cảm giác khó chịu khó chịu do uống rượu bia
  • Giúp tăng cường sức khỏe xương và mật độ xương
  • Ngăn ngừa loãng xương
  • Tăng cường quá trình trao đổi chất
  • Tăng cường chức năng não
  • Tăng cường chức năng của túi mật
  • Chống thiếu máu và tăng cường lưu thông máu
  • Giảm nồng độ cholesterol
  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
  • Giúp làm đẹp da và khắc phục các vấn đề về da.

Cách sử dụng hoa atiso khô

Giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan

  • Nguyên liệu: 1 bó lá dứa, 2 cụm hoa atiso lớn, 60g đường phèn.
  • Thực hiện: Lá dứa và hoa atiso làm sạch. Hao atiso cắt cuống cho vào nồi đung với 3,5l nước. Đun cho đến khi hoa mềm nhừ rồi cho lá dứa và đường phèn vào nồi đun thêm 10p. Sau khi đun xong thì chắt nước bỏ bã thì đợi nược nguội và cho vào tủ lạnh để uống dùng. Bạn có thể thay nước uống hằng ngày và giúp giải nhiệt vào những ngày nắng nóng.

Tăng cường chức năng gan

  • Nguyên liệu: hoa atiso tươi 50g, gan heo 100g
  • Thực hiện: Gan lợn rửa sạch, cắt miếng vừa ăn và ướp gia vị. Atiso đem cẳt nhỏ, giã lọc lấy nước. Sau khi gan chín thì cho nước cốt atiso vào, đun sôi thêm 15 phút là có thể sử dụng.

Điều trị tiểu đường

  • Nguyên liệu: 150g xương sườn lợn; 100g khoai tây; cà rốt và atiso mỗi loại 50g.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu làm sạch, sau đó đem khoai tây, cà rốt, hoa atiso đi thái nhỏ. Sườn lợn đem đi hầm cho đến khi chín nhừ rồi cho các nguyên liệu còn lại vào. Đun cho mềm rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Mỗi ngày dùng 1 lần và thực hiện liên tục trong từ 5 – 10 ngày.
  • Ngoài ra bạn có thể lấy hoa atiso khô và lá atiso mỗi loại 100g đem đi luộc rau ăn như các loại rau thông thường.

Trà Atiso

  • Chuẩn bị 10g hoa atiso khô. Cho Atiso vào bình và đổ nước sôi vào tráng sơ qua, rồi đổ nước bỏ đi. Sau đó đổ 2 lít nước sôi vào bình rồi đậy kín để nắp để khoảng 15 phút là có thể sử dụng. Uống thay nước uống hàng ngày.
Trà atiso

Lưu ý:

  • Người bị lạnh bụng không nên sử dụng
  • Người mệt mỏi biếng thì nên hạn chế sử dụng
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
  • Ngăn chặn hấp thu các loại bổ sung muối sắt, giảm đường trong máu.
  • Nếu bạn sử dụng atiso trong thời gian dài thì nên kiểm tra lượng cholesterol thường xuyên.
  • Khi có biểu hiện bất thường sau khi sử dụng dược liệu atiso, nên ngưng sử dụng ngay và nói điều này với bác sĩ.

Tham khảo thêm:

Uống trà atiso có gây mất ngủ không?