THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Uống nước cây cỏ xước có tác dụng gì? Chữa bệnh gì và Bài thuốc trị bệnh từ cây cỏ xước?

Các bạn có biết hiện nay có rất nhiều loại thảo dược hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp. Đặc biệt là cây cỏ xước – một dược liệu có mặt lâu đời trong Đông Y. Ngoài ra thì cỏ xước còn nhiều công dụng khác mà chúng ta chưa biết. Các bạn cùng Dược Tấn Phát tìm hiểu qua bài viết để biết thêm nhiều thông tin, cách sử dụng và tác dụng của cỏ xước nhé.

Cỏ xước là gì?

  • Tên gọi khác: Ngưu tất, ngưu kinh, bách bội, ngưu tịch, bách bội,…
  • Tên khoa học: Achyranthes aspera L
  • Thuộc họ: Rau dền ( Amaranthaceae )
  • Cây cỏ xước là loại thực vật thân thảo, cao khoảng 1m – 2m, sống nhiều năm. Thân cây hình vuông có 4 cạnh, có lông tơ, có các mấu phình to. Các cành mọc đối nhau. Rễ cọc hình trụ dài. Lá đơn mọc đối, phiến lá có hình trứng hay elip, mép lá có khía răng cưa lượn hình sóng. Hoa mọc ở đầu nhánh hay kẽ lá nở vào tháng 6 – tháng 8 hàng năm, kết quả vào tháng 10. Quả nang hình bầu dục có các gai nhọn, rất dễ bám vào quần áo khi đụng phải.
  • Loại cỏ này hầu hết được tìm thấy ở các nước Châu Phi và Châu Á như là: Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Triều Tiền, Nepal,… Ở Việt Nam thì chúng thường mọc ở các ven sống, ven đường, sườn đồi, nương rẫy, những nơi đủ ánh và đất ẩm nhiều dinh dưỡng.
  • Bộ phận sử dụng làm thuốc là rễ, thân, lá. Người dân thường thu hoạch chủ yếu từ tháng 2 – tháng 10, họ hái cả cây đem về sau đó cắt từng phần riêng đem phơi hoặc sấy khô.
  • Rễ thường thu hoạch vào mùa đông khi mà thân và lá đã khô héo và rễ phình to. Người dân đào rễ lên và cắt bỏ phần rễ nhỏ. Tiếp theo bạn đi phơi rễ cho đến khi bên ngoài nhăn lại rồi hun khói vài lần với lưu huỳnh. Sau cùng là cắt bỏ phần đầu nhọn và thái lát mỏng.
  • Theo nghiên cứu thì trong cỏ xước có chứa các thành phần như là: Polysaccharide, Glucoza, Caroten, Arginine, Muối kali, Glucid, Saponin tritecpenoid, Ptotid, Nước, Alkaloid, Acid oleanolic,…
Cỏ xước

Tác dụng của cỏ xước

Theo Đông Y thì cỏ xước là loại dược liệu có vị đắng hơi chua, tính mát và không có độc rất là an toàn cho sức khỏe. Sau đây là một số tác dụng của cỏ xước:

Tác dụng của cỏ xước trị viêm thận
  • Giúp thanh nhiệt giải độc
  • Điều trị tăng huyết áp
  • Giúp giảm cholesterol
  • Điều trị viêm gan
  • Tăng cường chức năng gan
  • Giúp bồi bổ khí huyết
  • Giúp lợi tiểu
  • Giúp tan máu bầm
  • Điều trị bệnh guot
  • Giúp giảm đau xương khớp, giảm viêm đa khớp, trừ phong thấp
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Điều trị viêm cầu thận, suy thận, phù thũng
  • Trị đau thần kinh tọa
  • Giúp lợi tiểu, trị tiểu buốt, đái đục, viêm bàng quang
  • Điều trị kinh nguyệt không đều
  • Giúp co bóp tử cung

Tham khảo: Cây cỏ xước có mấy loại?

Cách sử dụng cỏ xước

Hỗ trợ điều trị viêm đa khớp

  • Nguyên liệu: 6g tế tân, 12g mỗi loại gồm: bạch thược, vân quy, đảng sâm, độc hoạt, tần giao quế chi, sâm nam; 16g tầm gửi cây dâu; 20g rễ cỏ xước sao với rượu
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đem đi sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 thang và thực hiện liên tục trong 7 ngày.

Trị suy thận, phù thũng, vàng da

  • Nguyên liệu: mã đề nguyên cây, cỏ mực, rễ cỏ xước, cúc bách nhật mỗi loại 30gr
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc uống. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang và thực hiện liên tục trong từ 7 – 10 ngày.

Điều trị đau nhức xương khi thay đổi thời tiết

  • Nguyên liệu: thân và rễ ké đầu ngựa cùng với rễ cỏ xước mỗi loại 40g; rễ lá lốt 20g.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc nước uống.
  • Bạn có thể lấy khoảng 15g – 20g cỏ xước đem đi sao vàng, hạ thổ. Sau đó bạn đem đi sắc uống hết trong ngày. 1 liệu trình dùng 15 ngày.

Điều trị đau dây thần kinh tọa:

  • Nguyên liệu: 12g mỗi loại gồm: cẩu tích, thiên niên kiện, lá thông, củ ráy, ngải cứu, tô mộc; 16g mỗi loại gồm có: lá lốt và đỗ trọng; 20g mỗi loại gồm: ý dĩ và rễ cỏ xước
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc với với 1l nước, đun cho đến khi cạn còn 300ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Điều trị tăng cholesterol và triglycerid trong máu

  • Chuẩn bị 12g cỏ xước đem đi thái mỏng. Sau đó bạn cho vào ấm hãm như là hãm trà hoặc là sắc uống.
Cách sử dụng của cỏ xước

Trị bệnh guot

  • Nguyên liệu: 15g mỗi loại gồm: cỏ xước, rễ bưởi bung, lá tất bát, rễ cây cẩu trùng vĩ
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc với 4 bát nước, đun cho đến khi cạn 2 bát thuốc. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 liệu trình dùng tối thiểu 7 ngày, tối da 10 ngày.

Trị tắc kinh và bế kinh

  • Chuẩn bị cây sung úy và cỏ xước mỗi loại 10g. Đem đi sắc với uống và chia làm 3 lần uống trong ngày,

Điều trị viêm mũi dị ứng

  • Nguyên liệu: 30g rễ cỏ xước; 20g mỗi loại gồm: lá diễn và quỷ trâm thảo
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống với 400ml, đun cho đến khi cạn còn 100ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày và uống khi còn ấm. Thực hiện liên tục trong 5 ngày thì ngưng.

Điều trị bạch hầu

  • Chuẩn bị rễ cỏ xước 100g đi nấu với 150ml nước. Đun sôi kỹ và để nguội. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Trị quai bị

  • Lấy cỏ xước tươi đem đi giã nát  lất nước cốt súc miện và uống. Còn phần bã là đem đi đắp ở chỗ sưng đau.

Ngâm rượu cỏ xước

  • Các bạn lấy 1 củ rễ cỏ xước khô đem đi ngâm với 5l rượu. Ngâm trong 1 tháng là có thể sử dụng.

Lưu ý

  • Không nên dùng quá 100g/ ngày vì có thể gây ra 1 số tác dụng phụ
  • Người bị dị ứng với thành phần dược liệu thì không nên dùng
  • Khi dùng cỏ xước trị sỏi thận thì nên dùng nước sạch và tốt nhất là nước lọc để phát huy hết tác dụng của cỏ xước
Đánh giá