Giải đáp thắc mắc
Củ khúc khắc ngâm rượu có tác dụng gì?, Cách ngâm rượu củ khúc khắc?
Hiện nay thì có rất nhiều loại dược liệu có thể dùng để ngâm rượu hỗ trợ điều trị sức khỏe hiệu quả. Đặc biệt như là củ khúc khắc. Một loại dược liệu được mang lại nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm về rượu củ khúc khắc nhé.
Giới thiệu về củ khúc khắc
- Tên khác: thổ phục linh, hồng thổ linh, dây nâu, dây kim cang, kim cang mỡ,…
- Tên khoa học: Heterosmilax gaudichaudiana
- Họ: Kim cang ( Smilacaceae )
- Cây khúc khắc là thực vật thân leo sống lâu năm, dây dài tầm từ 4m – 5m, thỉnh thoảng có cây dài tời 10m. Cành cây nhỏ, không có gai nhưng có tua cuốn lá. Lá mọc sole, hình bầu dục, đầu nhọn, chắc cứng, có 3 gân nhỏ từ gốc và nhiều gân con. Hoa mọc thành tán và có tầm 30 hoa nhỏ, cánh hoa có màu xanh nhạt, hoa đực và cái riêng rẽ. Quả mọng, có hình cầu, bên ngoài có 3 cạnh, bên trong có 3 hạt, khi chín thì có màu đỏ hay tím đen. Rễ củ không có hình thù nhất định.
- Cây ra hoa từ tháng 5 – tháng 7 và kết quả vào tháng 8 – tháng 11 háng năm. Người ta thường thu hoạch củ vào mùa hè. Củ thì phát triển theo từng năm và khi củ có tuổi càng cao thì giá trị đối với sức khỏe càng cao.
- Loại cây thường mọc hoang ở các nước Châu Á như là Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar,… Ở Việt Nam thì chúng được thấy ở những đồi núi, rừng thưa, thung lững, ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, dọc dãy Trường Sơn cho tới các tỉnh Nam Trung Bộ.
- Củ có hình trụ dẹt, kích thước không đầu đều, có các chồi và rễ con mọc ra. Bên ngoài bề mặt có màu nâu, bên trong có màu trắng hoặc nâu đỏ nhạt, hình dáng hơi trong dài. Khi bạn sờ vào có chất bột, lát cắt hơi dai và khó bẻ gãy, khi bạn nhúng vào nước thì trơn và hơi dính.
- Theo nhiều nghiên cứu thì củ khúc khắc có chứa các chất như là: tanin, stigmasterol, saponin, β – sitosterol; Các chất dẫn xuất flavonoid như là: isoastilbin, astilbin, isoengeletin, neoastilbin, engeletin…; Ngoài ra còn có tinh bột, các axit hữu cơ, chất nhựa, tinh dầu,…
Cách ngâm rượu củ khúc khắc
Nguyên liệu: 5l rượu nếp trắng từ 38 – 45 độ; 1kg củ khúc khắc
Ngâm rượu củ khúc khắc nguyên củ
- Sau khi mua củ khúc khắc thì các bạn đem đi rửa sạch cát, đất bên ngoài củ. Vỏ củ rất nha,s và cứng nên không sợ làm hỏng phần củ.
- Sau khi rửa củ để ráo rồi dùng rượu để tráng cho sạch. Loại rượu phải giống với dùng để ngâm.
- Tiếp theo là cho củ vào bình và đổ rượu vào bình. Bảo quản ở những nơi khô ráo, sạch sẽ. Ngâm rượu trong khoảng thời gian ngắn sẽ chuyển qua màu đen đậm. Sử dụng nguyên củ để ngâm rượu thì thời gian ngâm rượu lâu. Bởi vì củ sẽ cứng trong thời gian ngắn khô tiết ra hết dược chất. Để nguyên củ thì sẽ đẹp về hình thức nhưng mùi vị không thơm ngon.
Ngâm rượu củ khúc khắc thái lát
- Bạn có thể mua nguyên củ rồi về dùng máy để cắt lát hoặc dùng dao chặt thành từng phần từ 0,5cm – 1cm. Các bạn có thể mua củ được cắt sẵn.
- Tiếp theo dùng rượu tráng qua 1 lượt củ khúc khắc giống cách ở trên sau đó cho vào binh và đổ rượu vào. Sử dụng cách này sẽ giúp mùi vị thơm và dược chất tiết ra nhanh hơn.
Có thể bạn quan tâm: Củ khúc khắc chữa bệnh gì?
Tác dụng của rượu củ khúc khắc
- Giúp thanh nhiệt cơ thể
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, thoái hóa xương khớp, tê buốt chân tay
- Trừ phong thấp
- Giúp giảm đau bụng kinh
- Điều trị u nang buồng trứng
- Hỗ trợ điều trị ung thư như là u hạch và u bàng quang
- Điều trị viêm bàng quang
- Kích thích tăng tiết mồ hôi
- Điều trị mụn nhọt, rôm sẩy, vảy nến
- Trị nước ăn chân tay.
Lưu ý
Rượu có vị chát rất đặc trung nếu chưa sử dụng qua rượu dược liệu thì rất khó sử dụng. Vị chát của rượu thì có thể khắc phụ bằng các cách như sau
- Bạn có thể thêm 3 – 4 quả la hán ngâm rượu cùng.
- Hoặc bạn có thể cùng 2,5g – 3g chuối hột rừng
- Bạn có thể thêm 300ml mật ong để giảm vị chát
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ rượu khúc khắc
- Mỗi ngày không dùng quá 65ml
- Sử dụng liên tục trong vòng 2 tháng thì ngưng 1 thời gian trước khi sử dụng lại
- Những người có cơ địa tốt thì chỉ sau 2 tuần đã thấy công hiệu rõ rệt.