Giải đáp thắc mắc
Hoa hồi khô có tác dụng gì?, Cách dùng hoa hồi khô?
Mục Lục
Hoa hồi là một loại dược liệu mọc và trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Loại hoa này vừa là một loại gia vị nấu ăn thơm ngon, cũng là một vị thuốc trị bệnh lâu đời trong Đông Y. Vậy tác dụng của hoa hồi khô là gì? Cách dùng như thế nào? Các bạn cùng với Thảo Dược Tấn Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Hoa hồi là gì?
- Tên gọi khác: Đại hồi, Đại hồi hương, hồi, tai vị, bác giác hồi hương
- Tên khoa học: Illicium verum Hook
- Thuộc họ: Hồi ( Illiciaceae )
- Cây hồi thuộc loại thực vật thân gỗ, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 5 – 10, có thể cao hơn tùy vào điều kiện phát triển. Cây mọc thẳng, phân nhiều nhánh, dáng cây thon hình quả trám, cành khi còn non có màu xanh lục, khi già có màu nâu, nhẵn, giòn, dễ gãy.
- Lá mọc đơn độc ở kẽ lá, phiến lá dày, cứng, mặt lá nhẵn. Quả kép, gồm 6 – 8 cánh, xếp thành hình ngôi sao. Khi còn non quả có màu xanh, lúc già sẽ chuyển thành mầu nâu, đầu các quả có các mũi nhọn. Khi chín, ở đầu mỗi quả sẽ nứt ra làm đôi, để lộ phần hạt cứng màu nâu nhạt, bóng và nhẵn.
- Hoa hồi mọc đơn ở vị trí nách lá, hoa xếp chùm từ 2 – 3 bông, cuống to và ngắn. Hoa có 5 đài màu trắng, méo hoa màu hồng. Cánh hoa xếp vào nhau cánh màu hồng thẫm. Hoa thường nở vào tháng 3 – tháng 5.
- Thực chất quả hồi có hình dạng như bông hoa nên nhiều người vẫn gọi là hoa hồi. Quả hồi chính là kết tinh của hoa nên gọi như vậy cũng không ảnh hưởng gì.
- Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và chủ yếu là Quảng Đông, Quảng Tay và một tỉnh ở gần biên giới Việt Nam. Tại Việt Nam thì đại hồi thường phân bố ở 1 khu vực tương đối nhỏ ở Cao Bằng, Lạng Sơn hay một số nơi dùng đại hồi để làm gia vị và dược liệu như là: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn.
Thành phần dinh dưỡng
- Trong quả hồi có chứa nhiều thành phần như là: tinh dầu trong quả tươi thì khoảng 3% – 3,5% hoặc là quả khô 9% – 10%.
- Trong tinh dầu có 80-90% anethol, còn lại là terpen, pinen, dipenten, limonen, estragola, safrola, terpineol v.v…
- Lá hồi cũng chứa tinh dầu với thành phần gần tương tự. Độ đông đặc hơi thấp hơn (13- 14°C), nhưng nếu trộn cả tinh dầu lá và tinh dầu quả thì ta được một tinh dầu có độ đông vào khoảng 10°C.
- Tinh dầu hồi là một chất lỏng không màu hay vàng nhạt, tỷ trọng ở +15°c từ 0,980 đến 0,990, độ đông đặc từ 14 – 18°C.
Hoa hồi khô có tác dụng gì?
Theo Đông Y thì đây là loại dược liệu có tính ấm, vị cay, mùi thơm khó lẫn với bất kỳ thảo dược. Dược liệu giống như nụ đinh hương, nổi tiếng khống chỉ hương vị đặc trưng trong ẩm thực mà còn vì lợi ích y học của nó. Sau đây là một số tác dụng trị bệnh của hoa hồi:
- Giúp kích thích hệ tiêu hóa
- Chống táo bón, giảm khó tiêu
- Điều trị các bệnh dạ dày và đường ruột
- Giúp ăn ngon miệng
- Giúp kích thích vị giác
- Giúp làm ấm cơ thể
- Kháng khuẩn, chống virus
- Giải cảm, trị đau đầu, xổ mũi
- Giúp giảm đau nhức xương khớp
- Giúp lợi sữa
- Trị rắn cắn
- Giúp điều hòa khí huyết
- Giúp giảm đau, giảm bầm
- Trị đau lưng
- Trị nấm âm đạo
- Trị hôi miệng
- Điều trị bệnh nấm da, ghẻ lở
- Giúp xua đuổi côn trùng, làm dịu vết cắn của côn trùng
Cách dùng hoa hồi khô
Pha trà
- Lấy khoảng từ 3 – 4 hoa hồi khô đem đi sao vàng. Sau đó các bạn đem đun với 300ml nước. Chờ trong 15 – 20p để hãm trà. Cuối cùng là cho trà ra ly và thưởng thức. Các bạn có thể thêm 1 chút mật ong cho dễ uống hơn.
Ngâm rượu
- Nguyên liệu: 10l rượu; 1kg hoa hồi
- Thực hiện: Đem hoa hồi làm sạch rồi cho vào bình thủy tinh. Rồi đổ rượu vào ngâm hoa. Các bạn đậy bình thực kín và ngâm trong 1 – 2 tháng để sử dụng.
- Các bạn có thể sử dụng rượu giúp trị cảm lạnh, giảm khó tiêu, xoa bóp giảm đau lưng và đau dây thần kinh tọa,…
Hoa hồi dùng nấu phở
Nguyên liệu: 2kg xương bò; 6 con sá sùng khô; 500g thịt bò; 4 củ hành tím, 1 củ gừng; 5 cánh hoa hồi; 3 quả thảo quả; 1 miếng quế; hành tây, húng láng; hành tây; 1kg bánh phở
Thực hiện:
- Xương bò rửa sạch với muối và 1 ít rượu để khử mùi hôi. Sau đó cho xương bò vào lò nướng trong 10p để khử mùi.
- Sau đó đem hầm xương bò trong 2 tiếng để tiết chất ngọt trong xương. Trong khi chờ xương bò thì bạn đem thịt bò đem luộc rồi thái thành lát mỏng.
- Tiếp thêm thì nướng chín gừng, hoa hồi bóc hạt, quế chi, thảo quả rồi rửa sạch lại với nước. Rồi cho các nguyên liệu vừa nước cùng với sá sùng khô vào nồi nước xương bò và hầm trong 1 tiếng nữa, rồi nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn.
- Cuối cùng lấy phần túi hoa hồi va quế chi ra khỏi nồi nước hầm. Luộc bánh phở rồi cho ra tô, cho hành lá, hành tây, húng láng vào và chan nước hầm vào tô để thưởng thức.
Lưu ý
- Dược liệu thường sử dụng là hoa hồi nguyên chất từ Trung Quốc được kiểm định an toàn cho sức khỏe.
- Tránh sử dụng hoa hồi Nhật Bản vì loại này có thể gây ảo giác, co giật, buồn nôn. Vì nguồn nước ở Nhật bị ô nhiễm nên không thể sử dụng
- Không sử dụng dược liệu quá nhiều vì thành phần cis-athenol có thể gây ngộ độc cho người dùng.
- Người mẫn cảm hoặc dị ứng với Đại hồi thì không nên sử dụng
- Phụ nữ có thai không nên dùng. Phụ nữ cho con bú cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn hoặc thầy thuốc y học cổ truyền để được tư vấn cụ thể.
- Khi dùng tinh dầu hoa hồi bạn cần phải thử trước trên da để tránh dị ứng với các thành phần.
Tấn Phát đã tổng hợp các thông tin về tác dụng và cách sử dụng của hoa hồi khô. Hy vọng các bạn có thể nắm vững các thông tin và cần tham khảo thêm các ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng. Các bạn muốn tìm các thảo dược khác thì hãy liên hệ về
SĐT: 0971443663 và Địa chỉ: 22/21, đường 21, phường 8, Gò Vấp, TPHCM.
Tham khảo sản phẩm: https://thaoduocvn.net/shop/ban-si-le-hoa-hoi-kho-tai-tphcm/