Giải đáp thắc mắc
Cách bảo quản hoa hồi khô?
Các bạn có biết hoa hồi thật chất là quả hồi do có hình dạng bông hoa nên mới gọi là hoa hồi. Đây là một dược liệu ” quý tựa ngàn vàng ” . Chúng có mặt chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc được trồng và phát triển chất lượng. Người dân dùng để làm gia vị nấu ăn và cũng là vị thuốc tuyệt vời. Bài viết sau đây Thảo Dược Tấn Phát giúp bạn biết thêm nhiều thông tin cũng như là cách bảo quản hoa hồi khô nhé.
Tìm hiểu về hoa hồi
- Cây hồi thuộc loại thực vật thân gỗ, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 5 – 10, có thể cao hơn tùy vào điều kiện phát triển. Cây mọc thẳng, phân nhiều nhánh, dáng cây thon hình quả trám, cành khi còn non có màu xanh lục, khi già có màu nâu, nhẵn, giòn, dễ gãy.
- Lá mọc đơn độc ở kẽ lá, phiến lá dày, cứng, mặt lá nhẵn. Quả kép, gồm 6 – 8 cánh, xếp thành hình ngôi sao. Khi còn non quả có màu xanh, lúc già sẽ chuyển thành mầu nâu, đầu các quả có các mũi nhọn. Hoa hồi mọc đơn ở vị trí nách lá, hoa xếp chùm từ 2 – 3 bông, cuống to và ngắn. Hoa có 5 đài màu trắng, méo hoa màu hồng. Cánh hoa hồi xếp vào nhau cánh màu hồng thẫm. Hoa thường nở vào tháng 3 – tháng 5.
- Khi quả chín, ở đầu mỗi quả sẽ nứt ra làm đôi, để lộ phần hạt cứng màu nâu nhạt, bóng và nhẵn.
- Thực chất quả hồi có hình dạng như bông hoa nên nhiều người vẫn gọi là hoa hồi. Quả hồi chính là kết tinh của hoa nên gọi như vậy cũng không ảnh hưởng gì.
- Người dân thườn thu hoạch cây hồi có tuổi đười từ 5 năm tuổi trở lên và mới được thu hái quả. Mỗi năm thu hoạch 2 vụ khoảng tháng 6 – tháng 9 và tháng 11 – tháng 12.
- Đại hồi sau khi thu hái, tách bỏ phần hạt bên trong, lấy phần vỏ bên ngoài rửa sạch, phơi khô 3 – 4 nắng liên tục. Ngoài ra, một số nơi có thể chưng cất tinh dầu Hồi, bảo quản, dùng dần.
Công dụng của hoa hồi
Dược liệu có vị cay , mùi thơm khó lẫn, tính ấm thường dùng làm gia vị nhưng mang lại nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe:
- Giúp kích thích hệ tiêu hóa
- Giúp kích thích vị giác
- Chống táo bón, giảm khó tiêu
- Điều trị các bệnh dạ dày và đường ruột
- Giúp ăn ngon miệng
- Giúp làm ấm cơ thể
- Giúp lợi sữa
- Trị rắn cắn
- Kháng khuẩn, chống virus
- Giải cảm, trị đau đầu, xổ mũi
- Giúp điều hòa khí huyết
- Giúp giảm đau, giảm bầm
- Giúp giảm đau nhức xương khớp
- Trị thấp khớp
- Trị đau lưng
- Điều trị viêm khớp
- Trị nấm âm đạo
- Trị hôi miệng
- Điều trị bệnh nấm da, ghẻ lở
- Giúp xua đuổi côn trùng, làm dịu vết cắn của côn trùng.
Tham khảo: Mua bán sỉ lẻ hoa hồi khô tại TPHCM ?
Cách bảo quản hoa hồi
- Cách phổ biến nhất chính là đi phơi nắng tự nhiên. Vào những ngày nắng nóng, người dân dải bạt trên các cánh đồng. Sau đó thì hoa hồi trên các tấm bạt để phơi trực tiếp với ánh nắng của mặt trời. Hoa hồi phơi nắng trực tiếp sẽ có màu sắc vàng ươm, tự nhiên, lưu giữ mùi hương lâu dài.
- Cách 2 là bạn đem đi sấy hoa hồi. Ngưiời dân xây những bếp chuyên dụng để sấy hoa. Sau đó dải 1 lớp thép không dỉ để hoa không bị lọt xuống dưới. Phía dưới là nhiều tầng ngăn nhỏ để đốt lửa sấy. Người dân chủ yếu là dùng củi rừng để đốt.
- Cách 3 là bảo quản hoa hồi bằng lò sấy nhiệt hoặc sấy lạnh. Phương pháp này khá là tốn kém nhưng chưa được phổ biến.
- Cách 4 là bảo quản bằng lò sấy năng lượng mặt trời. Đây là phương pháp sấy dược liệu phổ biến nhất hiện nay. Tuy cách này tốn kém nhưng mà giúp bảo quản hoa hồi đạt tiêu chuẩn nhất. Giải pháp này giúp các cơ sở thu mua hoa hồi đạt chuẩn những yêu cầu khắt khe của thị trường.
=> Sau khi thực hiện các phương pháp sấy khô thì các bạn nên bỏ hoa hồi khô vào các túi ni lông, buộc kín để tránh hơi ẩm và vi khuẩn xâm nhập. Môi trường bảo quản phải sạch, thông thoáng, và đã được khử trùng. Thỉnh thoảng thì bạn nên đem ra phơi nắng để tránh bị ẩm mốc.
Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn tổng hợp các thông tin về cách bảo quản hoa hồi khô như thế nào để có thể sử dụng lâu dài. Nếu còn thắc mắc thì hãy liên hệ về SĐT: 0918.823.863 hoặc là địa chỉ cửa hàng: 22/21, đường 21, phường 8, Gò Vấp, TPHCM.
Có thể bạn quan tâm: