Giải đáp thắc mắc
Có mấy loại cây hoàng liên?, Những đặc điểm nhận biết?
Mục Lục
Cây hoàng liên là một loại cây mọc dại tại nhiều vùng núi ở Việt Nam. Đây là một loại cây cỏ mang lại nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Các bạn có biết những đặc điểm nhận biết của cây hoàng liên? Có mấy loại cây hoàng liên? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm của cây hoàng liên
- Tên gọi khác : chi liên, vương liên, thượng thảo,…
- Tên khoa học : Coptis teeta Wall.
- Họ: Hoàng liên (Ranunculaceae).
Đặc điểm
- Hoàng liên thuộc loại thực vật thân thảo nhỏ, thân cây mọc thẳng và phân nhiều nhánh phía trên, chiều cao khoảng 0,3 – 0,4m. Lá mọc so le nhau từ dưới gốc lên, cuống lá dài 8 – 18 cm, có 3 – 5 lá chét trên mỗi phiến lá, mép lá có răng cưa.
- Rễ cây hình trụ có màu vàng nhạt hoặc màu nâu, mặt cắt của rễ màu vàng, chất bên trong vị đắng. Cây ra hoa vào tháng 10 – tháng 2 năm sau, hoa có cán dài đâm lên từ rễ, màu trắng. Quả ra vào tháng 3 – tháng 6, có cuống, khi chín sẽ có màu vàng. Bên trong quả có khoảng 10 hạt màu nâu đen hoặc lục xám.

Phân bố
- Cây mọc hoang ở các tỉnh vùng núi cao từ 1500m – 2000m tại Lào Cai, dãy núi Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc. Nhưng lại không đủ nhu cầu dùng trong nước và xuất khẩu.
Gieo trồng và thu hái
- Để trồng hoàng liên chọn những quả già nhưng chưa nứt vỏ, hái về phơi, vỏ nứt, sau đó chọn hạt mập, chắc, hạt phải tranh thủ gieo, để lâu sẽ mất khả năng mọc.
- Thường gieo vào tháng 4 – tháng 5. Các bạn phải làm sạch cỏ, làm đất thật nhỏ. Rồi rắc hạt như gieo hạt rau, 1kg hạt giống cho chừng 10 vạn cây con. Khi mọc mầm thì rắc phân mục hoặc tro bếp. Khi cây lên 5 – 6 lá thì sẽ nhổ lên trồng cố định tại nơi khác.
- Sau 5 năm thì có thể thu hoạch. Các bạn thu hoạch vào mùa thu đông, nếu sang xuân thì chất lượng sẽ kém. Hoàng liên hái về, rửa sạch phơi hay sấy khô là được.
Các loại cây hoàng liên
Trong tự nhiên có nhiều loại thực vật đều mang tên hoang liên nhưng trên thực tế chúng chúng là những loại hoàn toàn khác biệt. Các bạn thu hái và sử dụng thì cần phân biệt rõ các loại để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Cây hoa dây leo hoàng liên: Đây là loại thực vật thân leo, có chiều dài từ 7m – 10m, có nhiều nét tương đồng với cây chanh leo. Hoa dây leo hoàng liên có nhiều màu sắc sặc sỡ như tím, hồng đạm hay trắng. Loại này thường được trồng làm cảnh chứ không có công dụng trong điều trị bệnh.
- Cây hoàng liên ô rô: Đây là loại thực vật thân bụi, cao từ 2m – 3m hay còn biết đến với cây mật gấu, hoàng mật,…Cây có nhiều điểm tương đồng với cây hoàng liên nhưng đặc điểm thực vật, cách dùng thì hề giống nhau.
- Cây hoàng liên gai: Đây là loại thực vật thường xuất hiện ở những vùng núi Sapa, cao từ 2m – 3m. Thân cây màu vàng xám nhạt, dưới mỗi nách lá đều có gai 3 nhánh. Hoàng liên gai cũng là 1 vị thuốc trong Đông Y nhưng có công dụng, cách dùng khác hoàn toàn cây hoàng liên.
Thu hoạch vào bào chế
- Bộ phận thường được dùng để làm thuốc là phần củ, rễ bởi chúng có hàm lượng dược tính cao nhất. Thời gian thu hoạch tốt nhất là vào mùa đồng khi cây đã được 2 – 3 năm. Rễ cây nằm sâu trong lòng đất lên khi thu hoạch cần đào sâu tránh làm đứt gãy hay bỏ sót dược liệu.
- Sau khi thu hoạch thì các bạn cần rửa sạch tạp chất, bụi bẩn rồi ủ trong 1 – 2 tiếng cho mềm để tiến hành bào chế để sử dụng trong thời gian dài. Sau đây là một số cách bào chế:
- Cách 1: Các bạn phơi nguyên củ. Mang dược liệu phơi khô trong bóng mát chừng 1 – 2 tháng cho đến khi khô hoàn toàn.
- Cách 2: Dược liệu thái mỏng rồi phơi trong bóng mát cho khô để bảo quản dùng dần
- Cách 3: Dược liệu cắt mỏng, phơi âm can ( không phơi trực tiếp dưới nắng ). Mỗi lần dùng lấy 1 lượng vừa đủ sao với rượu rồi hạ thổ để dùng.
- Cách 4: Cây hoàng liên ngâm rượu cũng là cách bào chế phổ biến hiện nay. Dùng 2kg – 3kg dược liệu tươi ngâm cùng 10l rượu khoảng 40 – 42 độ, ủ càng lâu rượu càng ngon. Mỗi ngày dùng từ 40ml – 50ml, chia làm 2 – 3 lần uống sau khi ăn hoặc kết hợp trong bữa ăn.

Thành phần hóa học
- Theo nhiều nghiên cứu thì hoàng liên có các hoạt chất như là: Alkaloid, Columbamine, Berberin, Coptisine, Ethanol, Palmatin,… Trong đó có chừng 7% ancaloit toàn phần trong đó chủ yếu là chất becberin C20H19NO5
- Ngoài ra còn có chất panmatin C21H23NO5, coptisin C19H15NO5, worenin C21H15NO4(OH).
Những công dụng của cây hoàng liên
Theo y học cổ truyền thì cây hoàng liên là dược liệu có vị đắng, tính hàn và không có độc tố. Loại dược liệu này còn được gọi là sâm hoàng liên – đây là một loại nhân sâm mang lại nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe:

- Giúp thanh nhiệt, giải độc
- Giúp trị kiết lỵ, nôn mửa
- Trừ phong thấp, thương hàn
- Giúp an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi
- Giúp hạ huyết áp
- Ngăn ngừa tăng giãn mạch máu
- Phòng ngừa các bệnh về tim mạch, chống đột quỵ
- Tăng cường chức năng mật
- Tăng cường hệ tiêu hóa
- Kích thích vỏ não và tăng cường hoạt động thần kinh
- Trị mụn nhọt, nổi ngứa, mề đay,..
Lưu ý
- Cần phân biệt kỹ các cây hoàng liên với nhau để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Phụ nữ mang thai và cho con bú thì không nên dùng
- Tác dụng của cây hoàng liên có thể thể gây công dụng với thuốc gây hại cho gan vì vậy cần thận trọng.
- Đối với người bệnh đang điều trị bệnh bằng thuốc tây y cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Không sử dụng bài thuốc từ hoàng liên khi đang trong quá trình sử dụng thuốc Tây.
- Không sử dụng hoàng liên với các loại dược liệu như là: huyền sâm, cây cỏ xước, thịt lợn, bạch tiễn bì, cường tằm, nguyên hoa, cúc hoa.
- Người bị khí hư, ty vị yếu, huyết hư gây sốt, tỳ vị hư hàn, chân âm bất túc, tiểu chảy do dương hư, thủy đậu ở trẻ em, hư tiết tả, nội nhiệt phiền táo thì không nên sử dụng dược liệu.
Có thể bạn quan tâm: Bán sỉ lẻ hoàng liên tại HCM?
Bài viết trên thì Dược Tấn Phát đã tổng hợp các thông tin chất lượng về cây hoàng liên. Nếu bạn muốn sử dụng để trị bệnh thì các cần tham khảo ý kiên các chuyên gia, bác sĩ nhé. Nếu còn thắc mắc hay có nhu cầu tìm hiểu về những loại thảo dược khác thì hãy đến với trang web: https://thaoduocvn.net/ hoặc liên hệ về SĐT: 0918.823.863 – 0869.835.839 – 0971.443.663