Giải đáp thắc mắc
Ma hoàng tên khoa học là gì? Thành phần hóa học của ma hoàng gồm những gì?
Mục Lục
Ma hoàng là dạng dược liệu phơi khô từ cây thảo ma hoàng. Đây là vị thuốc có vị đắng, cay, tính ấm và có thể dùng để hỗ trợ điều trị viêm phế quản, hen suyễn, trị viêm cầu thận cấp,… Ngoài những công dụng trên thì dược liệu còn những công dụng gì? Ma hoàng có tên khoa học là gì? Thành phần hóa học của ma hoàng là gì? Các bạn cùng với Tấn Phát tham khảo qua bài viết dưới đây.
Tên khoa học của ma hoàng là gì?
- Tên gọi khác: ty tướng, ty diêm, đậu nị thảo, long sa, cẩu cốt, xích căn,…
- Tên khoa học: Ephedra equisetina ( mộc tặc ma hoàng ); Ephedra sinica stapf ( thảo ma hoàng ); Ephedra intermedia ( trung ma hoàng )
- Thuộc họ: Ma hoàng ( Ephedraceae )
Các loại ma hoàng
- Thảo ma hoàng: Đây là loại thực vật thân thảo. Chiều cao từ 30 – 70cm, mọc thẳng đứng và thân có nhiều đốt, có rãnh dọc. Lá mọc vòng cứ 3 lá 1 vòng hoặc mọc đối xứng, sau đó lá tiêu biến thành những vảy nhỏ, đầu lá nhọn và cong, phía trên có màu tro trắng, phía dưới có màu hồng nâu. Hoa đực mọc thành cụm và mỗi cụm có từ 4 – 5 hoa; hoa cái mọc khác cành. Quả có thịt màu đỏ.
- Mộc tặc ma hoàng: Dược liệu này cao khoảng 2m, mọc thành bụi nhỏ, cành cứng hơn thảo ma hoàng, đốt ngắn hơn, có màu xanh xám hoặc hơi có phấn trắng. Lá có màu tía dài 2mm. Hoa đực và hoa cái mọc không cùng cành. Quả có hình cầu và hạt không thò ra như là thảo ma hoàng.
- Trung ma hoàng: Dược liệu này khá giống như là thảo ma hoàng ở phần đốt dài, tuy nhiên đường kính cánh lớn hơn thảo ma hoàng, đạt khoảng 2mm.
Phân bố
- Hiện nước ta vẫn chưa có vùng trồng ma hoàng mà phải nhập về từ Trung Quốc. Loài cây này mọc hoang dại, chủ yếu xuất hiện ở vùng Hoa Bắc và Tây Bắc Trung Quốc.
Thu hái và chế biến
- Bộ phận được dùng làm thuốc là phần thân đã bỏ đốt. Nhân có màu xanh nhạt, chắc, ít gốc, to, có vị đắng và chát.
- Dược liệu được thu hái vào mùa thu. Đây là khoảng thời gian định lượng hoạt chất đạt 100%. Thân cây còn hơi xanh, loại bỏ quả và các mấu. Sau khi thu hoạch, ma hoàng được cắt khúc từ 1 – 2cm và dùng sống hoặc đem phơi khô để dùng dần. Hoặc người ta cũng có thể áp dụng các cách chế biến khác như sau:
- Các bạn có thể dùng ma hoàng nấu với giấm rồi đem phơi khô để dùng dần dần.
- Hoặc là dùng ma hoàng tươi sống được cắt khúc khoảng từ 1cm – 2cm, tẩm giấm, mật sao để sử dụng dần dần.
- Còn 1 cách khác là dùng 1 ít ma hoàng với 1 ít nước và mật đem đi đun nhỏ lửa để sao để tạo thành dung dịch và không dính tay là đạt.
Mô tả dược liệu
- Ma hoàng sau khi phơi khô có chiều dài khoảng 40cm và đường kính 2mm. Dược liệu có thân trụ dài màu xanh lục hoặc xanh nhạt, thân có nhiều đường nhăn, có 2 – 3 lá nhỏ. Ma hoàng có chất giòn, nhẹ, dễ bẻ. Dược liệu liệu khi bẻ có bụi bay ra, bên trong thân có ruột màu vàng hồng. Vị thuốc có vị hơi đắng chát và mùi thơm. Để bảo quản ma hoàng, người ta lựa chọn nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Thành phần hóa học ma hoàng
Theo nhiều nghiên cứu y học hiện đại thì thành phần hóa học ma hoàng có những chất sau:
- d-N-methyl ephedrin C11H17NO
- 1-N-methyl ephedrin (C11H17NO)
- d. nor-ephedrin C9H13NOL-nor-ephedrin C9H13NO
- phedrin hay 1- ephedrin (C10H15NO)
- d-pseudoephedrin (C10H15NO).
Không những thế thì dược liệu còn chứa những hợp chất dinh dưỡng sau:
- p-Hydroxebenzoic acid
- 2,3,5,6-Tetramethylpyrazine
- Ephedroxane
- Protocatechuic acid
- b-Terpineol
- Methylpseudoephedrine
- Ephedrine
- Cinnaic acid
- Pseudoephedrine
- Norpseudoephedrine
- Norephedrine
- Chất edpherin có chứa hàm lượng cao nhất , tùy vào các loại ma hoàng khác nhau sẽ có tỷ lệ edpherin không giống nhau. Ví dụ E. gerardiana 1,65-1,70% 70-80%, E. intermedia 1,155% 40 – 46%, E. equisetina 1,754% 85 – 90% hay E. sinica 1,315% 80 – 85%.
Công dụng trị bệnh của ma hoàng
Theo y học cổ truyền thì ma hoàng là loại dược liệu có tính ôn, vị cay đắng; cùng với những thành phần hóa học của ma hoàng thì giúp quy vào 4 kinh tâm, đại trường, bàng quang và phế. Tùy vào tình trạng bệnh thì dược liệu có những công dụng như sau:
- Giúp thanh nhiệt cơ thể
- Điều trị ho hen, ho có đờm
- Điều trị viêm phế quản
- Giúp giảm sốt, giải cảm
- Giúp lợi tiểu
- Hỗ trợ điều trị bệnh lỵ
- Trị đau mắt đỏ
- Trị chứng ra mồ hôi đêm
- Điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng, đau đầu gối
- Hỗ trợ chữa trúng phong, cảm hàn
- Giúp co giãn mạch máu ngoại vi
- Điều hòa huyết áp
- Điều trị các bệnh về đường hô hấp
- Tăng hưng chấn vỏ não
- Làm giảm tác dụng của thuốc ngủ
- Điều trị suy nhược cơ thể
- Tăng kích thích thần kinh
- Tăng cường lưu thông máu
Lưu ý
- Người bị cảm lạnh, ra nhiều mồ hôi không nên dùng
- Bệnh nhân mắc chứng suy tim, cao huyết áp không sử dụng
- Không sử dụng thuốc quá liều
- Một số tình trạng dị ứng với thuốc gây ra các tác dụng phụ như mặt xanh, tay chân lạnh, buồn nôn, hơi thở yếu.
Có thể bạn quan tâm:bán sỉ lẻ ma hoàng tại hcm?