Giải đáp thắc mắc
Cách phân biệt bán hạ bắc và bán hạ nam?
Mục Lục
Bán hạ là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại dược liệu mang lại nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe như là trị ho, cầm nôn, ngăn ngừa ung thư,…. Vị thuốc này được chia làm 2 loại là bán hạ bắc và bán hạ nam. Vậy làm sao để để phân biệt bán hạ bắc và bán hạ nam? Các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về bán hạ bắc
- Tên khác: thủ điền, hòa cô, thủy ngọc,…
- Tên khoa học: Rhizoma Pinelliae
- Họ: Ráy ( Araceae )
- Bán hạ bắc là loại thực vật thân củ. Lá có cuống dài, lá đơn chia làm 3 thùy. Tùy theo tuổi của cây mà kích thước lá mọc khác nhau về hình dạng. Lá có màu xanh, nhẵn bóng không có lông.
- Lúc nhỏ thì lá đơn, có hình trứng hoặc hình tim, mép lá nguyên hoặc có làn sóng, đuôi lá nhọn, gốc lá hình mũi tên. Khi cây được 2 – 3 tuổi có 3 thùy, có hình bầu dục hay hình kim phình giữa, 2 đầu nhọn.
- Cây được 3 tuổi thì mới có hoa và hoa nở vào đầu mùa hạ. Hoa có bao lớn, màu xanh và trong bao có hoa tự. Hoa cái mọc ở phía dưới, màu xanh nhạt; hoa đực mọc bên trên, màu trắng. Quả có hình bầu dục, dạng trứng.
- Bán hạ bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng nhiều trên thế giới bao gồm ở Bắc Mỹ.
- Bộ phận được dùng để làm thuốc là phần củ. Rễ củ thường được thu hoạch vào tháng 8-9 hằng năm, lựa những cây nhiều năm tuổi. Đào phần rễ củ sau đó rửa sạch lại với nước và cắt bỏ rễ con.
Tìm hiểu về bán hạ Nam
- Tên khác: nam tinh, ba chìa, bán hạ ba thùy,….
- Tên khoa học: Typhonium trilobatum
- Họ: Ráy (Araceae)
- Bán hạ nam là loại thực vật thân thảo dạng cỏ. Lá hình mác và hình tim hoặc chia thành 3 thùy. Hoa có phần bông mo. Củ có hình cầu với đường kính 2cm. Quả mọc có hình trứng với chiều dài 6mm.
- Đây là loại thực vật mọc hoang, cây bán hạ nam còn được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và ở Việt Nam. Đặc biệt là mọc ở những nơi ẩm thấp, trong các khu vườn dưới tán của các loài cây khác.
- Cây bán hạ nam thường dược thu hoạch vào mùa đông, lá cây đã lụi. Phần củ sẽ được đào lên, bỏ phần rễ côn và bổ đôi rồi phơi khô. Theo các chuyên gia thì Đông Y thì bán hạ có độc tính có thể gây ngứa hoặc tê nếu không được chế biến kỹ lưỡng.
Thành phần hóa học của bán hạ bắc và bán hạ nam
Theo nhiều nghiên cứu thì bán hạ nam và bán hạ bắc có những thành phần dinh dưỡng khác nhau:
- Bán hạ bắc có chứa tinh bột, alcaloid, tinh dầu, phytosterol, chất cay, alcol,….
- Bán hạ nam có chứa các hợp chất axit amin, coumarin, axit hữu cơ, saponin,….
Có thể bạn quan tâm: mua bán hạ ( bán hạ chế ) tại tphcm ở đâu?
Cách chế biến bán hạ
Các bạn có biết khi bán hạ tươi chưa bào chế có chứa độc tố vì vậy các bạn phải chế biến thật kỹ để không ảnh hưởng đến sức khỏe nhé. Sau đây là một số cách chế biến bán hạ:
- Pháp bán hạ: Củ bán hạ rửa sạch rồi ngâm với nước 10 ngày cho đến khi có bọt trắng nổi lên thì vớt ra, tiếp tục ngâm với bạch phàn theo tỉ lệ 50kg bán hạ : 1kg bạch phàn. Các ngâm liên tục và thay nước mỗi ngày cho đến khi thấy không còn vị tê thì đem đi phơi khô trong bóng râm. Các bạn có thể đập dập cam thảo và hòa với nước vôi, sau đó lắng đọng thì gạn bỏ cặn đi rồi ngâm bán hạ theo tỷ lệ 50kg bán hạ : 8kg cam thảo: 10 vôi cục. Khuấy đều hằng ngày chi đến màu vàng đều thêm vào bên trong thì bớt ra phơi trong bóng râm.
- Khương bán hạ: Chế biến như là pháp bán hạ cho đến khi không còn vị tê thì cho bán hạ, gừng thái mỏng và bạch phàn đem đi đun chung với nhau theo tỷ lệ là: 50kg bán hạ: 12,5kg gừng sống: 6,5kg bạch phàn.
- Thanh bán hạ: Chế biến như Pháp bán hạ đến khi bán hạ không còn vị tê thì đem nấu với bạch phàn và nước theo tỷ lệ 50kg bán hạ : 6,5kg bạch phàn. Sau đó vớt ra cho ráo nước rồi cắt thành lát đem phơi trong bóng râm.
- Bán hạ khúc: đun sôi bán hạ sống với một ít phèn chua và ngâm qua đêm, sau đó thực hiện đun sôi và thay nước liên tục trong 7 ngày 7 đêm. Đem bán hạ ra phơi khô, tán thành bột trộn với nước gừng và bột mì để lên men thành Bán hạ khúc.
Lưu ý khi sử dụng bán hạ bắc và bán hạ nam
- Khi sử dụng bán hạ với ô đầu
- Người bị ho khan, khạc máu, âm hư thì không nên dùng bài thuốc từ bán hạ
- Các bạn phải sơ chế kỹ bán hạ trước khi sử dụng
- Phụ nữ mang thai, người bị táo nhiệt thì không nên dùng bán hạ.