THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Cây nhọ nồi chữa được bệnh gì, Những bài thuốc trị bệnh từ cây nhọ nồi?

Cây nhọ nồi là một thảo dược mọc hoang khá là phổ biển ở nước ta. Thảo dược có nhiều thành phần dinh dưỡng nên mang lại nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Các bạn cùng với Thảo Dược Tấn Phát để tìm hiểu về những công dụng và bài thuốc trị bệnh từ cây nhọ nồi nhé.

Tìm hiểu về cây nhọ nồi

  • Cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực, có tên khoa học là: Eclipta prostrata L và thuộc họ: Cúc.
  • Đây là loại thực vật thân thảo sống chủ yếu nhờ vào môi trường tự nhiên, khi trưởng thành sẽ có chiều cao khoảng 80cm. Cây còn non có màu xanh lục, càng về già thân sẽ chuyển dần sang màu tím, lớp lông cứng bao bọc quanh thân. Lá mọc đối nhau, có dạng hình mác, thông thường mặt trên của lá sẽ có màu đậm hơn mặt dưới. Hoa mọc thành cụm, cánh nhỏ màu trắng, thường sẽ mọc ở ngọn thân hoặc ở kẽ lá. Quả bế, có 3 cạnh dẹt, đầu cụt với chiều dài 3mm.
  • Cây được phân bố phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như là Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và một số nước trong Đông Nam Á. Ở Việt Nam thì cỏ mực mọc hoang ở ven đường tại các vùng nông thôn ở nơi vùng ẩm ướt, sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Bộ phận thường được dùng để làm thuốc là phần mọc trên mặt đất. Thường thu hoạch trước khi cây ra hoa thì đem cắt toàn bộ cây. Sau khi hái về thì rửa lại để ráo, cắt thành từng đoạn rồi phơi khô. 
  • Theo nhiều nghiên cứu thì thành phần có trong cây nhọ nồi gồm có: Alcaloid (ecliptin, nicotin và coumartin lacton); wedelolacton ( chất curmarin lacton từ đó tách ra được một flavonozit và chất demetylwedelacton ); caroten; tanin, tinh dầu và chất đắng.
Cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi trị bệnh gì?

Nhọ nồi là loại dược liệu có vị đắng nhẹ, hơi chua, tính hàn và không chứa độc. Cùng với những thành phần dinh dưỡng thì dược liệu có những công dụng như sau:

Nhọ nồi trị rong kinh
  • Điều trị viêm gan vàng da
  • Giúp bồi bổ sức khỏe
  • Trị đau răng
  • Trị nha chu
  • Điều trị đau nhức xương khớp, tê bì chân tay
  • Điều trị sỏi thận, thận suy yếu.
  • Giúp cầm máu khi bị thương
  • Trị đau mắt
  • Giúp giảm ho, giảm sốt
  • Trị hen suyễn
  • Giúp thải độc, mát gan.
  • Giúp nhanh lành vết thường
  • Tăng cường co bóp tử cung
  • Trị mụn nhọt, đầu đinh
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Trị khó tiêu hoặc táo bón
  • Làm dịu dạ dày
  • Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Trị trĩ
  • Trị rụng tóc, giúp dưỡng tóc
  • Cải thiện thị lực
  • Điều trị tiểu đường
  • Điều hòa lượng đường trong máu
  • Ngăn ngừa sảy thai

Bài thuốc trị bệnh từ cây nhọ nồi

Điều trị suy nhược cơ thể, biếng ăn

  • Chuẩn bị 100gr cỏ mực và mần trầu, 50gr gừng khô.
  • Đem nguyên liệu đi sắc với 3 chén nước dừa, nấu đến khi cạn còn 1/3 thì chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

Trị nhức đầu,mệt mỏi và ngủ không ngon giấc ở phụ nữ mãn kinh

  • Chuẩn bị hồng hoa và xuyên khung mỗi loại 6g; cỏ mực, hoa cúc, ngưu tất, hoàng cầm, lá dâu, nữ trinh tử, đương quy mỗi loại 9g; bạch thược và sinh địa mỗi loại 12g
  • Đem nguyên liệu đi sắc uống. Mỗi ngày 1 thang.

Điều trị tiểu đường, người mệt mỏi

  • Chuẩn bị 15g rễ cỏ tranh; hoàng cầm, đan bì, tri mẫu mỗi loại 9g; sinh địa, tiên hạc thảo, trắc bá diệp, hỏa ma nhân, cỏ mực mỗi loại 12g
  • Đem nguyên liệu đi sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Trị rong kinh :

  • Lấy cỏ nhọ nồi, hoài sơn và sinh địa mỗi vị 16gr, đương quy, thỏ ty tử, bạch thược, ích mẫu mỗi vị 12gr, 10gr hương phụ.
  • Sắc thuốc và uống mỗi ngày 1 thang.

Giúp điều kinh, bổ âm

  • Chuẩn bị sinh địa 15g; cỏ mực 12g; thanh hao, bạch thược, nguyên sâm, đan sâm mỗi loại 10g.
  • Đem nguyên liệu đi sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Điều trị xuất huyết tử cung

  • Các bạn hãy chuẩn bị hoàng kỳ 60g; cỏ mực 30g; nữ trinh tử, thục địa, phúc bồn tử, sinh địa, bạch thược mỗi loại 15g; kinh giới đã sao 10g; thăng ma 6g
  • Đem nguyên liệu đi sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Trị tiểu ra máu và chảy máu cam

  • Chuẩn bị 12g mỗi loại gồm: cỏ nhọ nồi, huyết dụ, trắc bạch diệp.
  • Các bạn đem nguyên liệu đi sao cháy rồi sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Trị chảy máu cam :

  • Lấy 20gr hoa hòe và nhọ nồi, 16gr cam thảo đất. Đem sắc dược liệu trên bếp và uống mỗi ngày 1 thang

Giảm sốt cao :

  • Sử dụng cây nhọ nồi, cây sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20gr, cây cối xay và cam thảo đất 16gr, ké đầu ngựa 12gr. Sắc dược liệu làm nước uống , duy trì sử dụng trong 2-3 ngày

Trị viêm họng :

  • Dùng 20gr mỗi vị gồm cỏ mực và bồ công anh, 12gr củ rẻ quạt, 16gr kim ngân hoa và cam thảo đất. Sắc nước uống, chỉ nên dùng trong 3-5 ngày

Bài thuốc chữa đau dạ dày :

  • Dùng 200-300gr dược liệu tươi đem xay nhuyễn, lọc dược liệu qua với nước, mỗi buổi sáng nên uống 1 ly

Điều trị tiểu đường

  • Lấy 5 quả ô mai với mạch môn đông, nam sa sâm, nữ trinh tử, ngọc trúc, cỏ mực mỗi loại 10g và lư căn tươi 30g
  • Đem nguyên liệu đi sắc uống. Mỗi ngày 1 thang.

Giúp giảm cân

  • Chuẩn bị 15g cỏ mực đem đi hãm với nước sôi. Ủ trong 10p thì có thể thưởng thức. Các bạn uống thay trà hằng ngày.

Trị tóc bạc sớm

  • Lấy 1 nắm cỏ nhọ nồi rồi đi nấu cô đặc thành cao rồi hòa với 1 lượng nước gừng và mật ong rồi nấu cô đặc thêm 1 lần. Các bạn cho vào lọ để bảo quản và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt tiếp. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 1 – 2 muỗng canh hòa với nước sôi khi còn ấm hoặc cho thêm ít rượu gạo.
Bài thuốc trị bệnh từ cây nhọ nồi

Có thể bạn quan tâm: Mua Bán Sỉ Lẻ Cây Nhọ Nồi (Cỏ Mực) Tại TPHCM?

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ cây nhọ nồi

  • Người bị tỳ vị hư hàn, đi ngoài phân lỏng hay đầy bụng, viêm đại tràng mãn tính thì không nên dùng
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng có thể gây sảy thai
  • Không nên dùng quá liều  thì nên gây kích ứng dạ dày, buồn nôn
  • Đối tượng trẻ nhỏ phải hết sức cẩn thận khi dùng, cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách dùng.
  • Cỏ nhọ nồi có thể gây ra tác dụng phụ là ngứa và khô bộ phận sinh dục
  • Việc kết hợp nhiều loại dược liệu cần có sự đồng ý của bác sĩ để tránh tương tác gây dị ứng, tác dụng phụ không mong muốn.