Giải đáp thắc mắc
Công dụng của vị thuốc mộc thông thảo và bài thuốc trị bệnh từ mộc thông?
Mục Lục
- Tìm hiểu về mộc thông thảo
- Công dụng của vị thuốc mộc thông thảo
- Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc mộc thông thảo
- Điều trị tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đỏ, miệng lưỡi nổi mụn
- Điều trị thấp nhiệt ở bàng quang gây đau khi tiểu tiện
- Trị nóng trong người và khó tiểu
- Điều trị chứng tiểu tiện ra máu
- Trị tiểu tiện không, phù thũng 1 bên người, hen suyễn, tức thở
- Điều trị đại tiện không thông, trị đau vùng tâm vị, đau tức vùng gan, ăn hay nghẹn
- Trị đầy bụng, sinh xong nhau thai không ra
- Điều trị bế tắc kinh nguyệt
- Trị tắc sữa
- Trị thiếu sữa
- Lưu ý khi sử dụng mộc thông thảo
Mộc thông thảo là một loại thực vật dây leo có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là một vị thuốc chuyên dùng để hỗ trợ thanh nhiệt, giúp lợi tiểu, tăng cường lưu thông máu,…. Ngoài ra thì mộc thông còn nhiều công dụng trị bệnh khác. Tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin, công dụng và bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc mộc thông thảo.
Tìm hiểu về mộc thông thảo
- Mộc thông thảo hay còn gọi là phụ, đinh ông,… có tên khoa học là: Akebia trifoliata và thuộc họ mộc hương ( Aristolochiaceae )
- Đây là loại thực vật dạng dây leo thân gỗ, có chiều dài từ 30-60cm. Thân hình mảnh khảnh, uốn ượn, có màu nâu xám. Lá mọc đối xứng hoặc mọc thành chùm trên các nhánh ngắn, lá có gân lông và có cuống. Hoa nhỏ thường mọc ở kẽ lá, có cả hoa đực và cả hoa cái nhưng khác gốc. Quả dạng thịt, có chứa 1 hạt nhỏ ở giữa hình trứng.
- Bộ phận thường được sử dụng làm thuốc là phần thân cây để làm thuốc. Người dân thường chọn cây thân xốp, bên ngoài vàng nhạt, bên trong vàng đậm. Không sử dụng thân đen, nhỏ và bị mối mọt.
- Sau khi thu hái cây về thì sẽ đem bỏ các cành già và lá héo rồi cắt thành từng khúc dài khoảng 40cm. Các bạn cảo lớp vỏ bên ngoài rồi mới đem phơi khô.
- Phương pháp bào chế như sau: Bạn cạo vỏ rồi thái thành lát mỏng và đem phơi khô. Sau đó tán thành bột và vo viên. Hoặc bạn có thể đem dược liệu ngâm nước ròi thái mỏng và phơi trong râm mát. Không đem phơi nắng vì có thể bị mất tác dụng dược tính.
- Bởi vì thân cây xốp nên rất dễ ẩm mốc. Vì vậy sau khi phơi khô thì nên bảo quản ở nơi khô ráo và kín. Đồng thời nên dùng dược liệu trong thời gian ngắn nhất. Mộc thông để lâu có thể ra sắc đen và mất tác dụng.

Công dụng của vị thuốc mộc thông thảo
Theo y học hiện thì mộc thông có chứa các hoạt chất sau: Akeboside, Betulin, Beta Sitosterll, Cyanidin-3-xyl glucoside, Cyanidin-3-p-coumaroyl – xyl –glucoside, Cyanidin-3-p-coumaroyglucoside, Daucosterol, Hederagenin, Inositol, Stigmasterol,… Ngoài ra còn trong mộc thông còn có chứa chất giúp lợi tiểu đó là acid aristolochic. Nhưng hoạt chất này có thể gây ra ung thư đường tiết niệu, viêm thận cấp tính và mạn tính,… Vì vậy vị thuốc này từng bị cấm sử dụng
Theo Đông y thì mộc thông là dược liệu có vị cay, ngọt , tính bình và không có độc nhưng theo ghe chép của dược tính luận, mộc thông có tính hơi hàn. Cùng với các thành phần dinh dưỡng nên dược liệu có những công dụng trị bệnh như sau:

- Giúp thanh nhiệt cơ thể
- Hỗ trợ lưu thông khí huyết
- Có khả năng tăng sức co bóp của tim
- Hỗ trợ trị mụn nhọt, nhiệt miệng
- Giúp an thần, giảm căng thẳng
- Giúp lợi tiểu, tiểu buốt, tiểu dắt, nước tiểu đỏ, tiểu ít
- Tăng cường thị lực và thính lực
- Cải thiện trí nhớ với mộc thông thảo của Tấn Phát
- Trị nghẹt mũi, viêm mũi, nhức đầu
- Trị ho, tiêu đờm
- Trị ngủ ngáy
- Trị chứng kinh nguyệt không đều
- Hỗ trợ đau nhức xương khớp, phong thấp
- Trị chứng tắc tia sữa ở mẹ bầu
- Giúp lợi sữa
Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc mộc thông thảo
Điều trị tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đỏ, miệng lưỡi nổi mụn
- Nguyên liệu: mộc thông, sinh thảo tiêm, sinh địa, đạm trúc diệp chuẩn bị liều lượng bằng nhau.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống hằng ngày.
Điều trị thấp nhiệt ở bàng quang gây đau khi tiểu tiện
- Nguyên liệu: mộc thông, cam thảo, trúc diệp và sinh địa hoàng
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống.
Trị nóng trong người và khó tiểu
- Nguyên liệu: 20g sinh địa; 12g hoàng cầm; 10g mộc thông; ngọn cành cam thảo 4g
- Thực hiện: Đem nguyên liệu nghiền thành bột mịn và uống đều đặn hằng ngày.
Điều trị chứng tiểu tiện ra máu
- Nguyên liệu: 4g mỗi loại gồm: hoàng bá, cam thảo, sinh địa, ngưu tất, thiên môn, mộc thông
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đem sắc uống.

Trị tiểu tiện không, phù thũng 1 bên người, hen suyễn, tức thở
- Nguyên liệu: 8g tía tô; 12g mỗi loại gồm: mộc thông, vỏ rễ dâu, trư linh, xích phục linh, hạt cau, hành ta, gừng tươi.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống mỗi ngày.
Điều trị đại tiện không thông, trị đau vùng tâm vị, đau tức vùng gan, ăn hay nghẹn
- Nguyên liệu: 10g mỗi loại gồm: nga truật, chỉ xác, ngưu tất, mạch môn; 16g mỗi loại gồm: mộc thông, thảo quyết minh, bách bộ
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống mỗi ngày.
Trị đầy bụng, sinh xong nhau thai không ra
- Nguyên liệu: mộc thông, hoạt thạch, đương quy, cù mạch, đông quỳ tử, ngưu tất chuẩn bị liều lượng bằng nhau.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống mỗi ngày.
Điều trị bế tắc kinh nguyệt
- Nguyên liệu: 8gr hồng hoa; 12g mỗi loại: diên hồ sách, ngưu tất, mộc thông; 20g sinh địa
- Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc uống. Chia thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày.
Trị tắc sữa
- Nguyên liệu: 12g mộc thông, 2 cái móng giò lợn
- Thực hiện: Đem đi ninh cho nhừ rồi nêm nếm gia vị. Chia ăn trong ngày và ăn cả nước lẫn cái.
Trị thiếu sữa
- Nguyên liệu: mộc thông, xuyên sơn giáp, vương bất lưu hành liều lượng bằng nhau
- Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc uống.
Lưu ý khi sử dụng mộc thông thảo
- Người có thể trạng hàn, người có chứng thấp nhiệt, và phụ nữ mang thai thì không nên dùng
- Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 4g – 12g dược liệu khô
- Cần phân biệt mộc thông thảo với một số có đặc điểm gần giống như là cây đu đủ hay đại thông thảo.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên ngành và sử dụng nguồn dược liệu đáng tin cậy.