THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Cây ngải cứu trị bệnh gì, bài thuốc trị bệnh từ ngải cứu?

Ngải cứu là một loại rau cũng là một vị thuốc trị bệnh hiệu quả. Vị thuốc có rất nhiều thành phần tinh dầu cao và một số hoạt chất có lợi cho sức khỏe chúng ta. Vậy cây ngải cứu sử dụng để trị bệnh gì? Bài thuốc trị bệnh từ ngải cứu như thế nào? Các bạn cùng với Tấn Phát tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Ngải cứu chăm sóc sức khỏe người dùng
Ngải cứu chăm sóc sức khỏe người dùng

Cây ngải cứu trị bệnh gì?

Theo nghiên cứu y học hiện đại thì cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu từ 0.2 – 0.34% và cùng với một số hoạt chất như là: arachololcol, dehydromatricaria esters, monoterpenes, sesquiterpene, tetradecatriline, tricosanol,….

Còn theo Đông y thì ngải cứu có vị đắng tính ấm, quy vào can, tỳ và thận nên có những công dụng trị bệnh như sau:

Giúp an thai

  • Theo các bài thuốc dân gian thì khi sử dụng ngải cứu để giúp an và trị dọa sảy rất hiệu quả. Những phụ nữ bị chứng tử cung lạnh hoặc là khó mang thai sử dụng ngải cứu trị bệnh hiệu quả.
  • Nhưng các bạn sử dụng bài thuốc với liều lượng phù hợp với một số loại thảo dược để làm tăng dược tính.

Điều trị suy nhược cơ thể 

  • Trong ngải cứu có chứa rất nhiều thành phần dược tính và khi kết hợp với một số dược liệu như là táo đỏ, hạt sen để hầm gà ác giúp khai thông khí huyết, trị chứng chán ăn, trị suy nhược cơ thể ở những người mới ốm dậy và bệnh lâu ngày.

Tăng cường lưu thông máu

  • Những người thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt là do lưu thông máu kém. Các bạn sử dụng ngải cứu làm thức ăn, dùng nấu canh, rán trứng để ăn giúp cải thiện tuần hoàn máu não.

Giúp cầm máu

  • Thành phần trong ngải cứu có đặc tính cầm máu, sát khuẩn, giảm đau,…. Từ đó cho các bạn áp dụng cho những hợp những sơ cứu nhanh và khẩn cấp như bị rắn cắn, đứt chân tay,….

Điều hòa kinh nguyệt

  • Ngải cứu thì thường sử dụng trong các bài thuốc giảm đau bụng kinh, đau lưng. Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt đối với những người có kinh nguyệt không đều

Điều trị đau nhức xương khớp

  • Ngải cứu có tính ấm nên hỗ trợ lưu thông khí huyết, giúp giảm đau, kháng viêm, tăng cường sức khỏe xương khớp, kháng viêm, thấp khớp, tốt cho những người bị gai cột sống,….
Ngải cứu hỗ trợ trị đau nhức xương khớp
Ngải cứu hỗ trợ trị đau nhức xương khớp

Điều trị mẫn ngứa, nổi mề đay

  • Trong tinh dầu có thành phần kháng khuẩn, chống viêm nên có những bài thuốc hữu hiệu cũng có tác dụng trị mụn nhọt, mẫn ngứa, mề đay,…
  • Ngải cứu tươi có thể đâm nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vết ngứa và mụn nhọt hiệu quả.

Bài thuốc trị bệnh từ ngải cứu

Giúp an thai

  • Nguyên liệu: tía tô và ngải cứu mỗi loại 16g
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc 600ml nước, đun cho đến khi còn 100ml thì tắt bếp. Chia thành 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc này giúp kích thích tử cung có thai và không gây sảy thai

Tăng cường lưu thông máu

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu đem đi xắt nhỏ, đánh tan 1 quả trứng gà. Sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi đổ vào chảo chiên.
Bài thuốc tăng cường lưu thông máu từ ngải cứu
Bài thuốc tăng cường lưu thông máu từ ngải cứu

Trị đau bụng do giun

  • Chuẩn bị 8g lá ngải cứu đem đi giã nhỏ rồi chế thêm 1 ít nước sối để vắt lấy nước cốt. Các bạn nên uống vào lúc sáng sớm,  sau khi ăn thịt nướng, uống thuốc vài giờ sau khi đi ngoài thì giun ra.

Trị đau dây thần kinh tọa, đau đầu hoa mắt

  • Chuẩn bị 300g ngải cứu rửa sạch rồi đem đi giã nát. Sau đó thêm 2 muỗng mật ong vào trộn đều rồi vắt lấy nước cốt. Chia uống 3 lần trong ngày vào buổi sáng, trưa, tối. Uống trong từ 1 – 2 tuần.

Điều trị suy nhược thần kinh

  • Nguyên liệu: 1 con gà ri 150g, 2 quả lê, đinh quy 10g; câu kỷ tử 20g; ngải cứu 250g
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi hầm trong nửa lít nước, đun cho đến khi cạn còn 250ml rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Chia làm 5 phần ăn cả ngày. Sử dụng liên tục 1 – 2 tuần.

Giúp nhẹ đầu, sáng mắt

  • Lấy ngải cứu khô  cho vào tấm vải sạch.

Giúp làm sáng da và dưỡng ẩm da

  • Chuẩn bị lá ngải cứu tươi đem chần nước sôi rồi thái nhỏ. Sau đó đem đi đun với 500ml nước sôi trong 20p rồi tắt bếp. Chắt nước bỏ bã,rồi để nguội cho vào bình thủy tinh để bảo quản. Mỗi ngày lấy 1 lượng vừa đủ thoa đều lên mặt vào buổi sáng, trưa và trước khi đi ngủ. Sử dụng thường xuyên giúp cung cấp độ ẩm và làm sáng da.

Lưu ý khi dùng

  • Liều lượng khuyến nghị: Dùng quá nhiều ngải cứu có thể gây kích ứng dạ dày, ngộ độc hoặc rối loạn thần kinh. Đối với trà hoặc nước sắc từ ngải cứu, chỉ nên dùng khoảng 3-5 gram ngải cứu khô/ngày.
  • Không lạm dụng lâu dài: Nguyên liệu này có thể tích tụ trong cơ thể, gây độc cho gan và hệ thần kinh nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài.
  • Người mắc bệnh gan, thận: Ngải cứu chứa một số chất như thujone, nếu dùng quá nhiều, có thể gây hại cho gan và thận.
  • Phụ nữ mang thai: Ngải cứu có thể kích thích tử cung co bóp, gây nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
  • Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm: Một số người có thể bị dị ứng với thành phần trong ngải cứu, gây nổi mẩn, ngứa hoặc khó thở.
Đánh giá