Giải đáp thắc mắc
Vị thuốc ngọc trúc chữa ho, miệng khát, mắt đỏ sưng đau, phong thấp
Mục Lục
- Tác dụng của cây ngọc trúc
- Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc ngọc trúc
- Trị đau mắt đỏ, mù tối
- Điều trị viêm phế quản lâu ngày, lao phổi
- Trị cảm mạo, đau họng, sốt, miệng khát
- Trị ho khan, ho ít đờm, ho do lao
- Trị miệng khát, họng khô, ho khan, ho có ít đờm
- Trị nóng sốt, miệng khô khát và ho kéo dài
- Điều trị đổ mồ hôi trộm, suy nhược cơ thể
- Điều viêm khớp dạng thấp
- Điều trị viêm phế quản mãn tính
- Lưu ý khi sử dụng vị thuốc ngọc trúc
Ngọc trung là một thảo dược thân rễ phơi khô có nhiều công dụng trị bệnh hiệu quả. Loại dược liệu này thường được dùng trong nhiều bài thuốc cũng như là các món ăn trị bệnh về nhiệt phạm, ngăn ngừa tim mạch. Các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm về bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc ngọc trúc chữa ho, mắt đỏ sưng đau, miệng khát, trị đau phong thấp,…
Tác dụng của cây ngọc trúc
Theo Đông y thì ngọc trúc là loại dược liệu có vị ngọt, tính hơi hàn nên có nhiều công dụng trị bệnh như là: trị chứng tim đập nhanh, trị phong thấp, dưỡng tâm,….
Theo y học hiện đại thì ngọc trúc có chứa các hợp chất tự nhiên như tinh bột, chất nhầy, vitamin A, quercitol, convallarin, conballamarin,…. nên dược liệu có những công dụng trị bệnh như sau:
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch
- Ngăn ngừa ung thư
- Ức chế sự phát triển của khối u
- Điều trị thấp khớp và đau nhức xương khớp
- Trừ phong thấp
- Trị ra mồ hôi trộm
- Giúp lợi tiểu
- Điều trị suy nhược cơ thể
- Trị ho, long đờm, khô họng
- Trị viêm họng với ngọc trúc sấy khô của Tấn Phát
- Điều trị viêm phế quản
- Trị ho nhiều nên phát sốt
- Giúp nhuận tràng
- Điều hòa đường huyết
- Điều trị chứng tim đập nhanh
- Ngăn ngừa tiểu đường
- Điều trị đái tháo đường
- Trị đau mắt đỏ sưng đau
- Giúp làm lành vết thương
Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc ngọc trúc
Trị đau mắt đỏ, mù tối
- Nguyên liệu: 2g bạc hà; 10g mỗi loại gồm: thảo quyết minh, sinh địa, cúc hòa, huyền sâm; 12g ngọc trúc.
- Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu đi nấu nước uống và xông hơi.
Điều trị viêm phế quản lâu ngày, lao phổi
- Nguyên liệu: ngọc trúc, sa sâm, mạch môn, thạch hộc có liều lượng bằng nhau.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống.
Trị cảm mạo, đau họng, sốt, miệng khát
- Nguyên liệu: 3g chích cam thảo; 3 cây hành sống, 4g bạch vị, 2 quả hồng táo, 6g gồm các loại: cát cánh và bạc hà; 12g ngọc trúc; 16g đậu xị
- Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc uống.
Trị ho khan, ho ít đờm, ho do lao
- Nguyên liệu: 8g sa sâm, 16g ý dĩ, 20g ngọc trúc
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống
Trị miệng khát, họng khô, ho khan, ho có ít đờm
- Nguyên liệu: 12g mỗi loại gồm: mạch môn, sa sâm, tang diệp, thiên hoa phấn, ngọc trúc; 4g cam thảo.
- Thực hiện: Đem các vị thuốc sắc lấy nước uống. Nếu người nóng nhiều, gia thêm 12g địa cốt bì.
Trị nóng sốt, miệng khô khát và ho kéo dài
- Nguyên liệu: 12g mỗi loại gồm: sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, sinh địa, đường phèn.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc uống trong ngày và vo thành viên để uống.
Điều trị đổ mồ hôi trộm, suy nhược cơ thể
- Nguyên liệu: 6g mỗi loại gồm: trần bì và bối mẫu, 8g ngân sài hồ; 12g mỗi loại gồm: bạch thược, mạch môn, sa sâm, địa cốt bì; 16g ngọc trúc.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó đem sắc với 400ml, đun cho đến khi còn 100ml. Chia thành 2 lần uống trong ngày.
Điều viêm khớp dạng thấp
- Nguyên liệu: 10g mỗi loại gồm: chỉ thực và thanh bì; 20g mỗi loại gồm: mạch môn, đơn bì, trạch tả, đương quy; 40g mỗi loại gồm: hà thủ ô, đan sâm, hoài sơn, ngọc trúc.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu thái nhỏ rồi tán mịn hòa với siro hoặc là mật ong để vo thành viên khoảng 5g. Mỗi ngày dùng 1 viên.
Điều trị viêm phế quản mãn tính
- Nguyên liệu: 16g mạch môn đông; 12g mỗi loại gồm: thạch hộc, sa sâm, ngọc trúc
- Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc uống. Chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Lưu ý khi sử dụng vị thuốc ngọc trúc
- Người bị trướng bụng và tiêu chảy thì không nên dùng dược liệu
- Khi sử dụng ngọc trúc để chế biến món ăn thì không nên dùng nồi nhôm và vật dụng chế biến bằng sắt
- Người có tỳ hư, thấp đờm thì không nên sử dụng vị thuốc ngọc trúc.