THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Cách bào chế thục địa như thế nào?

Thục địa là vị thuốc có nguồn gốc từ rễ cây sinh địa và là một trong 9 vị thuốc phổ biến trong Đông y. Dược liệu này được bào chế vô cùng công phu và kỹ càng để cho ra được 1 sản phẩm chất lượng, an toàn cho sức khỏe. Vậy cách bào chế thục địa như thế nào? Các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Tấn Phát để biết thêm nhiều thông tin về sản phẩm thục địa.

Cách bào chế thục địa như thế nào?

Tên khoa học của thục địa là: Radix Rehmanniae glutinosae praeparata. Để chế biến thục địa thì người ta thường lấy rễ cây sinh địa hoàng đem đi phơi hoặc sấy khô để nấu thành thục địa khô. Loại cây này có chứa nhiều thành phần dược tính nên khi chế biến thành thục địa thì các thành phần dược tính vẫn được giữ nguyên.

Hiện nay có rất nhiều cách để bào chế nhưng có 2 cách phổ biến nhất để cho ra sản phẩm thục địa chất lượng nhất. Các bạn cùng với Tấn Phát tìm hiểu nhé:

Thục địa tại Tấn Phát
Cách bào chế thục địa

Cách 1:

  • Sau khi thu hoạch rễ sinh địa thì đem đi rửa sạch rồi xếp các củ sinh địa vào thùng  ( củ to ở dưới, củ nhỏ ỏ trên ). Đủ 90kg sinh địa thì đủ 10l rượu vào rồi bắc lên bếp để đun cho sôi. Đun trong từ 6h – 8h với lửa nhỏ cho đến khi cạn. Lưu ý khi đun thì cứ 1 tiếng bạn múc nước dưới đáy nồi tưới lên các củ cho thấm đều.
  • Sau khi bạn đun xong thì lấy đủ đem đi phơi 3 ngày rồi mới đem nấu lần 2 với nước gừng
  • Để làm nước gừng thì bạn lấy 2kg gừng tươi đem đi giã nhỏ cho vào 1 nồi nước và khuấy đều lên rồi chắt nước bỏ bã.
  • Sau khi cho dược liệu vào nước gừng đi đem đi đun như công đoạn nấu với rượu trên. Và các bạn thực hiện liên tục từ 5 – 7 lần là có thể thu được thục địa khô có màu đen nhánh.

Cách 2:

Nguyên liệu: sinh địa 10kg; gừng tươi 10kg; sa nhân 1.5kg

Thực hiện:

  • Gừng tươi rửa sạch rồi thái nhỏ hoặc xay nhỏ. Sa nhân rửa sạch để loại bỏ tạp chất, đập dập, giã hoặc xay nhỏ. Củ sinh địa thì rửa sạch để ráo nước.
  • Sa nhân và gừng cho vào nồi nấu 2 vỏ rồi thêm nước vào để đun sôi, đun với lửa vừa trong 1h rồi rút dịch chiết của sa nhân và gừng để có được khoảng 50 lít.
  • Tiếp theo cho sinh địa vào nồi nấu 2 vỏ và tẩm với 22.5l rượu với dịch chiết của sa nhân và gừng. Lượng rượu và dịch chiết đổ vào chửa đủ ngập dược thì thêm nước sạch vào và ủ hỗn hợp trong 2h. Sau đó thì đem đi nấu trong 3 ngày và mỗi ngày đun trong 6 tiếng với lửa nhỏ, đến đêm thì ngừng nấu. Mỗi ngày ngày nấu thì bạn cứ thêm nước sôi cho đủ độ ngập.
  • Ngày thứ 4 thì rút hết nước nấu và đổ 11l rượu vào trộn đều để sinh địa ngấm đều rượu. Rồi đổ dich chiết vào nấu chung với phần rượu ở trên và ngâm ủ trong 2h. Đổ thêm nước cho ngập dược liệu rồi đun trong 6h với lửa vừa còn đêm thì ngừng nấu
  • Ngày thứ 5 thì vẫn rút dịch chiết ra ngoài vẫn 9l – 10l rồi thêm lượng nước phù hợp cùng với nước chiết. Sau khi đun thì thu được sản phẩm có màu đen nhánh, có vị ngọt, có mùi thơm.
  • Bạn để nguyên hoặc đem đi thái lát dày từ 3mm – 4mm rồi đem sản phẩm phơi và sấy khô. Trong quá trình sấy thì các bạn tẩm phần dịch chiết còn lại vào. Bạn cứ tẩm – sấy hoặc phơi nắng được làm liền tục cho tới khi hết dịch và thu được sản phẩm thục địa khô, dẻo, dai, sờ không dính tay.

Đặc điểm của thục địa tại Tấn Phát

  • Thục địa chất lượng được bào chế đúng cạch thì sẽ có dạng phiến dày hoặc khối không đều. Bề mặt không đều, mặt ngoài bóng. Tính chất của thục địa mềm và dai, khó bẻ gãy. Mặt cắt ngang có màu đen nhánh, mặt mịn bóng, dược liệu không có mùi  và có vị ngọt.
  • Dược liệu thục địa  không được nấu đúng cách sẽ không đạt chuẩn và không có tác dụng cho sức khỏe mà còn có độc tố ở trong sản phẩm nên dễ gây đau bụng và tiêu chảy. Khi cắt ra thì dược liệu có màu đen và có mùi thơm đặc trưng.

Công dụng của thục địa tại Tấn Phát

Theo Đông y thì thục địa khô là loại dược liệu có vị ngọt, tính ôn và quy vào Tâm, Can, Thận nên dược liệu được ưu ái sử dụng trong 1 công dụng trị bệnh như là:

Thục địa tại Tấn Phát
Công dụng của thục địa khô đối với sức khỏe
  • Đối với nam giới thì sử dụng thục địa sẽ giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý, điều trị xuất tinh sớm và di tinh,….
  • Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh
  • Đối với nữ giới thì sử dụng thục địa giúp điều hòa kinh nguyệt, trị âm hư, giảm mệt mỏi,….
  • Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, giảm đau lưng, chống thoái hóa cột sống,….
  • Thục địa giúp giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Thục địa  giúp kháng khuẩn, chống viêm
  • Điều trị cao huyết áp
  • Điều trị viêm tai giữa mãn tính
  • Điều trị viêm phế quản, giảm ho, tiêu đờm,…..

Lưu ý khi sử dụng thục địa khô

  • Bệnh nhân có hệ tiêu hóa yếu, bị tả lỵ thì khi sử dụng thục địa cần kết hợp với loại dược liệu khác.
  • Người bị sưng mô tuyến vú thì không nên sử dụng
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú thì không nên sử dụng dược liệu
  • Thục địa khô không sử dụng kết hợp với củ cải, hành, hẹ,….
  • Các bạn nấu thục địa bằng nồi đất hoặc nồi thủy tinh để cho ra sản phẩm chất lượng và lưu ý không nấu hoặc đựng trong các đồ vật bằng đồng.
  • Cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ trước.
  • Các bạn cần tìm mua thục địa chất lượng thì nên tìm ở các cửa hàng uy tín để khi sử dụng sẽ không ảnh hưởng đế không ảnh hưởng đến sức khỏe