THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Những Loại Thảo Dược Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đường

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) đang trở thành một trong những vấn đề sức khỏe lớn nhất hiện nay. Việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào thuốc mà còn có thể được hỗ trợ bằng các phương pháp tự nhiên, đặc biệt là từ các loại thảo dược. Dưới đây là những thông tin cần thiết để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách kiểm soát bệnh này một cách tự nhiên và hiệu quả.

Những Loại Thảo Dược Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đường

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh của Tây y thì mọi người còn có thể sử dụng các loại thuốc thảo dược thuốc nam tự nhiên để có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Hôm nay Tấn Phát sẽ chỉ ra cho các bạn biết một số vị thuốc có thể hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

1. Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum):

  • Thành phần: Giảo cổ làm có chứa nhiều saponin và flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do đường huyết cao.
  • Công dụng: Giảo cổ lam được biết đến là loại thảo dược quý hỗ trợ người mắc tiểu đường tuýp 2  với khả năng điều hòa đường huyết, giảm lượng cholesterol xấu và kích thích tuyến tụy insulin.
  • Cách sử dụng: Mỗi ngày lấy 1 nhúm tay nấu với 1l – 1.5l nước để uống hàng ngày, uống mỗi ngày để duy trì sức khỏe.
  • Lưu ý: Khi đói bụng thì không nên uống giảo cổ lam. Người bị huyết áp thấp thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Giảo cổ lam trị đái tháo đường
Giảo cổ lam trị đái tháo đường

2. Dây thìa canh (Gymnema sylvestre):

  • Thành phần: Dây thìa canh có chứa các thành phần như là gymnemic acid ( chất này giúp giảm hấp thu glucose và ức chế cảm giác thèm ngọt ), saponin ( giảm mỡ máu và điều hòa đường huyết ), flavonoid cùng với polyphenol ( tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương ).
  • Công dụng: Dây thìa canh là một thảo dược được sử dụng để hỗ trợ cho các bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 giúp giảm hấp thụ đường từ thực phẩm vào máu, đồng thời kích thích tuyến tụy sản xuất insulin.
  • Cách sử dụng: Bạn lấy khoảng 10g dây thìa canh nấu với 1l nước để uống như là trà hằng ngày.
  • Lưu ý: Khi đói bụng thì không nên uống dây thìa canh. Người có bệnh gan, thận hoặc dùng thuốc điều trị tiểu đường thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Dây thìa canh trị đái tháo đường
Dây thìa canh trị đái tháo đường

3. Khổ qua rừng nguyên trái:

  • Thành phần: Khổ qua rừng có chứa charantin, polypeptide-p, Saponin, alkaloid, Vitamin C và flavonoid, các hoạt chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường trao đổi chất.
  • Công dụng: Khổ qua rừng là một loại thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2. Và cả trái khổ qua rừng và dây khổ qua rừng đều có khả năng cải thiện chức năng insulin, giảm cholesterol, giảm mỡ máu, giảm lượng đường nạp vào và điều hòa đường huyết hiệu quả.
  • Cách sử dụng: Chuẩn bị khoảng 20g khổ quả rừng nguyên trái khô mang đi hãm với 1l nước trong 15p và uống như trà. Mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần để ổn định đường huyết.
  • Lưu ý: Khi đói bụng thì không nên uống khổ qua rừng. Không sử dụng khổ qua rừng khô trong thời gian dài và nên theo dõi mức đường huyết.

4. Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana):

  • Thành phần: Cỏ ngọt có chứa các hợp chất làm ngọt tự nhiên như là Stevioside và Rebaudioside giúp điều hòa đường huyết phù hợp cho người tiểu đường. Ngoài ra còn có chứa các thành phần như là Flavonoid và polyphenol cùng với Glycoside.
  • Công dụng: Cỏ ngọt được biết là một loại thảo dược hỗ trợ điều trị đái tháo đường tuýp 2. Đây cũng là chất làm ngọt tự nhiên không chứa calo, giúp người bệnh tiểu đường thay thế đường mà không làm tăng đường huyết. Ngoài ra dược liệu có công dụng điều hòa đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
  • Cách sử dụng: Mỗi ngày bạn lấy 1 nhúm lá cỏ ngọt hãm với 500ml nước sôi để uống như là trà. Sử dụng cỏ ngọt để thay thế đường trong các món ăn, nước uống hàng ngày.
  • Lưu ý: Mặc dù cỏ ngọt không làm tăng đường huyết, nhưng vẫn nên sử dụng điều độ để tránh phụ thuộc quá mức vào thực phẩm ngọt.
Lá cỏ ngọt trị đái tháo đường
Lá cỏ ngọt trị đái tháo đường

5. Nghệ (Curcuma longa):

  • Thành phần: Nghệ có chứa hợp chất curcumin giúp tăng cường sức khỏe hiệu quả. Nghệ còn có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do. Ngoài ra còn có các khoáng chất và vitamin cần thiết.
  • Công dụng: Nghệ được biết đến với một loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe và đặc biệt hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra nghệ còn có công dụng giúp chống viêm, điều hòa đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, giảm cholesterol xấu và hỗ trợ chức năng của insulin.
  • Cách sử dụng: Lấy khoảng 100g bột nghệ pha với 500ml nước ấm, uống mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn. Hoặc bạn có thể dùng Nghệ tươi có thể được thêm vào các món ăn hàng ngày như súp, canh, hoặc xào để bổ sung curcumin tự nhiên cho cơ thể.
  • Lưu ý: Nghệ có thể gây loãng máu, do đó những người đang dùng thuốc chống đông máu nên cẩn thận và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Sử dụng nghệ điều độ, không quá 1-2 thìa bột nghệ mỗi ngày để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

6. Quế (Cinnamomum verum):

  • Thành phần: Trong quế có chứa cinnamaldehyde và polyphenol, hợp chất này có tác dụng chống viêm và kiểm soát đường huyết.
  • Công dụng: Quế là một thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quế có khả năng cải thiện độ nhạy insulin và giúp kiểm soát lượng đường huyết một cách hiệu quả.
  • Cách sử dụng: Sử dụng thanh quế hoặc bột quế pha với nước sôi để làm trà. Uống hàng ngày, đặc biệt uống sau khi bữa ăn để hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
  • Lưu ý: Quế có thể gây tổn thương gan nếu tiêu thụ quá mức do chứa hợp chất coumarin. Vì vậy, người sử dụng nên hạn chế lượng quế dùng hàng ngày, không nên vượt quá 1-2 thìa cà phê bột quế.

7. Lá dâu tằm (Morus alba):

  • Thành phần: Lá dâu tằm có 1-deoxynojirimycin (DNJ), một hợp chất có khả năng giảm hấp thụ đường và điều hòa đường huyết.
  • Công dụng: Lá dâu tằm là một loại thảo dược thiên nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó nổi bật là khả năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2. Lá dâu tằm chứa các hợp chất giúp giảm lượng đường trong máu và cải thiện chức năng insulin, rất hữu ích cho người mắc bệnh tiểu đường.
  • Cách sử dụng: Lấy khoảng 10g – 20g lá dâu tằm khô pha với 500ml nước sôi và uống như trà hàng ngày. Điều này giúp ổn định đường huyết sau bữa ăn và cải thiện chức năng insulin.
  • Lưu ý: Cần sử dụng lá dâu tằm hàng ngày để duy trì hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết. Dùng quá nhiều lá dâu tằm có thể gây tụt đường huyết, do đó nên sử dụng với liều lượng hợp lý.
Lá dâu tằm trị tiểu đường
Lá dâu tằm trị tiểu đường

Bằng cách sử dụng các loại thảo dược này kết hợp với lối sống lành mạnh, người bệnh có thể kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả mà không cần lạm dụng thuốc. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.