THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

ÁP CƯỚC MỘC

Website Thảo Dược Tấn Phát Hcm có bài: ÁP CƯỚC MỘC:

 

Tên thường gọi: Nam sâm, chân chim, kotan(Lào), ngũ chỉ thông, áp cước mộc, nga trưởng sài.

Tên tiếng  trung: 鴨 腳 木

 

 

Tên khoa học:  Schfflera octphylla  (Lour) Ham, (  Aralia octophylla  Luor.)

Họ khoa học:  Thuộc họ ngũ gia bì ( Araliaceae )

Cây Áp cước mộc

(Mô tả, hình ảnh cây Áp cước mộc, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý  ….)

Mô tả cây

Cây nhỡ cây to có thể cao từ 2-8m. Lá két hình chân vịt, mọc so le có 6-8 lá chét cuống lá dài từ 8-30cm, lá chét nguyên hình trứng, đầu nhọn hay hơi tù dài 7-17cm rộng từ 3-6cm. Cuống lá chét ngắn 1,5-2,5cm, cuống lá chét giữa dài hơn đo được 3-5cm. Hoa tự được trồng thành chùy hoặc chùm tán. Hoa nhỏ màu trắng, số cánh hoa và nhụy hoa bằng nhau thường là 5, bao phấn hai ngăn bầu hạ có 5-6 ngăn. Quả mọng hình cầu, đường kính từ 3-4mm, khi chín có màu tím sẫm đen trong có 6-8 hạt. Mùa hoa nở thu đông.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc rải rác kháp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất tại các tỉnh Vĩnh Phú, Lào Cai( Hoàng Liên Sơn), Hòa Bình(Hà Sơn Bình), HÀ Bắc, Ninh Bình(Hà Nam Ninh). Rễ đào về rửa cho sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng, nếu là rễ nhỏ. Phơi hay sấy khô.

Vị thuốc Áp cước mộc

(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )

Tính vị, quy kinh :

Vị đắng, sáp, tính mát, có mùi thơm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Vị sáp , tính bình (Lãnh Nam Thái Dược Lục).

Vị cay, tính hơi ấm ( Lục Xuyên Bản Thảo)

Công dụng:

Phát hãn, giải biểu, khu phong, trừ thấp.

Giảm đau, nối xương, cầm máu, tiêu thủng. Trị xương đau do phong thấp, sưng đau do chấn thương, gẫy xương (Trung Dược Đại Từ Điển).

Nối xương, cầm máu, tiêu thủng, giảm đau.

Liều dùng :

Sắc uống 12-20g

Dùng ngoài giã nát đắp vào vào vết thương, Đem Trả kể liều lượng

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Áp cước mộc

Trị sốt do cảm cúm, họng sưng đau, thấp khớp đau nhức, ứ huyết do chấn thương, da bị viêm, Eczema (Trung Dược Học).

Trị đau nhức do phong thấp, té ngã gẫy xương, thương tích gây sưng đau, vết thương do dao chém chảy máu (Lục Xuyên bản thảo).

Ở một số vùng nhân dân đào rễ về rửa sạch thái mỏng phơi khô pha hoặc sắc lấy đồ uống kết hợp với những vị thuốc khác làm thuốc bổ, thuốc mát, thông tiểu tiện.

Trị sưng thủng do chấn thương :

Lá Áp cước mộc 1.920g, Táo ba chi (lá) 640g,

Tán bột. Dùng nước gạo đun sôi, trộn thuốc bột, làm viên 4g. Ngày uống 3 lần, mỗi đợt 1 viên. Hoặc dùng để đắp bên ngoài (Quảng Tây Trung Thảo Dược).

Trị bị chấn thương : Lá Áp cước mộc tươi, giã nát, lấy nước thấm vào vải đắp (Quảng Tây Trung Thảo Dược)

Bài viết ÁP CƯỚC MỘC được tổng hợp và biên tập bởi: Thảo Dược Tấn Phát Hcm. Mọi ý kiến đóng góp và phản hồi vui lòng gửi Liên Hệ cho Tấn Phát Co.,ltd. Xin cảm ơn.