THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Bạch thược có tác dụng gì? Những bài thuốc trị bệnh từ bạch thược?

Bạch thược hay còn gọi là thược dược hay hoa mẫu đơn – một dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Dược liệu này mang lại nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe như là: điều hòa kinh nguyệt, giúp giảm đau, giúp bổ máu,.. Ngoài ra thì bạch thược có những tác dụng gì? Bài thuốc trị bệnh từ bạch thược như thế nào? Các bạn tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về bạch thược

  • Bạch thược hay còn gọi là Mẫu đơn trắng, Tiêu bạch thược, Thược dược… Và có tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall. Cây thuộc họ: Mao lương (Ranuncuaceae).
  • Đây là thực vật thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 80cm. Cây mọc thành khóm có thân nhẵn, dọc, thẳng đứng. Rễ cây to, dài khoảng 30cm với đường kính 3cm, màu nâu với mặt cắt màu vàng trắng hay hồng nhạt. Lá mọc sole, cuống dài, hình trứng. Hoa có cánh trắng, nhị vàng, mọc riêng lẻ ở phần thân. Mỗi hoa có vài chục hạt nhưng nhiều hạt lép.
  • Rễ là bộ phận dùng làm thuốc với tác dụng dược lý. Chúng thu hoạch vào tháng 8 – tháng 10 bởi những cây có 4 năm tuổi. Đem rễ giũ sạch đất, cắt bỏ rễ phụ và rễ con, sau đó đem đi phơi khô.
  • Theo nghiên cứu thì bạch thược có chứa các chất như là: tanin, Paeoniflorin, Paeonin, axit benzoic, tinh bột, Canxi oxalate, Paeonol, Phytoestrogen,….
Bạch thược

Công dụng của bạch thược

Theo y học cổ truyền thì đây là loại dược liệu có vị đắng hơi chua, tính hàn. Mang nhiều thành phần dinh dưỡng nên cũng có nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả:

Tác dụng của bạch thược – giúp giảm đau nhức
  • Giúp an thần, giảm căng thẳng, trị trầm cảm
  • Tăng cường tuần hoàn máu cho tim
  • Giúp bổ máu
  • Giúp giảm đau
  • Trị bênh tiểu đường
  • Giảm đau nhờ khả năng ức chế thần kinh trung ương
  • Giúp lợi tiểu, cầm mồ hôi
  • Trị bệnh hen suyễn
  • Chữa đau bụng kinh ở phụ nữ
  • Giúp cân bằng nội tiết tố
  • Điều hòa kinh nguyệt
  • Hỗ trợ bảo vệ gan
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa
  • Ức chế cơ trơn của dạ dày
  • Điều trị viêm loét dạ dày
  • Điều trị trào ngược dạ dày
  • Điều trị đau nhức xương khớp và đau lưng
  • Hỗ trợ ức chế vi khuẩn tụ khuẩn vàng, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu khuẩn.
  • Giúp làm đẹp da
  • Điều trị các bệnh ngoài da như là: vảy nến, làm giảm sắc tố

Bài thuốc từ bạch thược

Trị đau mỏi chân và đầu gối, trị đái tháo đường:

  • Nguyên liệu: 4gr cam thảo; 8gr bạch thược
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc uống. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Hoặc đem nguyên liệu tán bột. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 4g pha với nước ấm.

Điều trị đái tháo đường

  • Nguyên liệu: cam thảo 8gr và thược dược 40gr
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu chế thành dạng cao khô rồi vo viên, mỗi viên khoảng 0,165gr. Mỗi ngày dùng 3 lần và mỗi lần dùng 4 – 8 viên với nước ấm.

Trị thiếu máu:

  • Nguyên liệu: bạch thược 10gr, sinh địa 15gr, xuyên khung 8gr, 1 con gà ác.
  • Thực hiện: Đầu tiên hầm gà ác cho nhừ. Các vị thuốc đem thái nhỉ ngâm với nửa cốc rượu trong 10p. Tiếp tục đổ vào nồi hầm nhừ rồi mới ăn khi còn nóng.

Điều trị đau bụng sau sinh do huyết hư:

  • Nguyên liệu: 1kg thịt dê; 15g mỗi loại gồm: đương quy và gừng tươi; 30gr hoa thược dược.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu vào nồi hầm chín, sau đó nêm nếm vừa ăn. Bạn nên ăn thịt và uống nước hầm khi còn nóng ấm nhé.
Bài thuốc của bạch thược

Điều trị động thai do khí huyết hư có kèm ra máu

  • Nguyên liệu: cam thảo 4gr; trần bì 6gr; đương quy 8gr; đỗ trọng, bạch thược, thục địa mỗi loại 12gr; đẳng sâm 16g
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc với 1 thăng nước. Các bạn chia uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Trị băng huyết, rong kinh:

  • Nguyên liệu: Bạch thược, thục địa, long cốt, mẫu lệ, quế lâm, hoàng kỳ, can khương, mộc giác giao mỗi thứ 8gr
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu tán thành bột mịn trộn đều vào nhau. Mỗi lần lấy 8gr pha với nước ấm hoặc rượu nóng uống trước bữa ăn, ngày uống 3 lần.

Trị đau đầu hoa mắt:

  • Nguyên liệu: 4gr cam thảo; 6gr mỗi loại gồm: phục linh, quế chi, bạch truật, bạch thược, sinh khương, đại táo.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc với 600ml nước, đun cho đến khi cạn còn 200ml thì tắt. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Trị đau đầu khi hành kinh

  • Nguyên liệu: bạch thược, mạn kinh tử, xuyên khung, sài hồ, đương quy, kinh giới, phòng phong, đại hoàng khô, khao bản mỗi loại gồm 6gr.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Trị co giật:

  • Nguyên liệu: 10g mộc qua; 15gr mỗi loại gồm: quế chi và cam thảo; 30gr thược dược.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống. Mỗi ngày 1 thang.

Giảm đau bụng kinh ở phụ nữ:

  • Nguyên liệu: Bạch thược, hương phụ mỗi thứ 8gr; sài hồ, xuyên khung, thanh bì, sinh địa mỗi vị 3gr, cam thảo 2gr.
  • Thực hiện: Sắc 600ml nước với lửa nhỏ sao còn phân lửa. Chia thành nhiều lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Điều trị viêm loét dạ dày:

  • Nguyên liệu: 12g cam thảo; 15g bạch thược
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống. Dùng liên tục trong 1 tháng.

Trị ho gà

  • Nguyên liệu: cam thảo 3gr và bạch thược 15gr
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 thang. Nếu ho có đờm thì cho thêm ngô công, đình lịch, địa long vào sắc cùng.

Trị hen suyễn

  • Nguyên liệu: cam thảo và bạch thược với liệu lượng là 1:2
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu tán thành bột mịn rồi trộn đều với nhau. Mỗi ngày lấy 30g bột thuốc đun với 120ml nước sôi trong từ 3 – 5p. Các bạn lắng cặn rồi lọc lấy nước uống khi còn ấm.

Lưu ý

  • Người bị mụn đậu không nên dùng
  • Người bị đau bụng, tiêu chảy do hàn tả gây ra thì không nên dùng
  • Người bị lạnh bụng, trúng hàn gây tiêu chảy, đau bụng do lạnh thì không nên dùng dược liệu
  • Người bị đầy hơi, chướng bụng, tỳ khí hàn thì không nên dùng
  • Không kết hợp dược liệu với 1 số thảo dược như là tiêu thạch, tiểu kê, mang tiêu, miết giáp,….

Có thể bạn quan tâm: mua bạch thược ở tphcm?

Bạch thược là một vị thước quý được tin dùng để hỗ trợ sức khỏe. Bài viết trên Tấn Phát đã tổng hợp 1 số thông tin về tác dụng và bài thuốc của bạch thược. Các bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng nhé. Các bạn muốn tham khảo thêm nhiều loại thảo dược thì hãy đến với trang web của Thảo Dược Tấn Phát: https://thaoduocvn.net/ hoặc liên hệ về:

  • SĐT: 0902.984.792 – 0968.455.525  hoặc Địa Chỉ: 22/21 đường số 21, P.8, Q.Gò Vấp, HCM.
Đánh giá