Giải đáp thắc mắc
Cách nấu nước xông giải cảm?, Xông lá xông bao lâu thì tắm?
Mục Lục
Phương pháp xông hơi giải cảm là phương pháp dân gian áp dụng lâu đời. Trong mùa dịch bệnh thì việc xông hơi giúp cơ thể thanh lọc, tăng cường sức đề kháng, giúp giảm stress,…. Cách nấu nước xông giải cảm như thế nào? Xông lá xông bao lâu thì có thể tắm? Tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
Lá xông cảm là gì?
- Lá xông cảm là phương pháp điều trị được sử dụng từ lâu đời. Trong bài thuốc này có chứa các loại thảo dược có nhiều công dụng như là: hương nhu, bạc hà, lá chanh, lá gừng, tía tô, lá sả, kinh giới, ngải cứu, lá nghệ,…
- Đây là những loại thảo dược dễ tìm, dễ mua. Các loại lá này có mùi thơm và tinh dầu giúp kháng sinh, giải biểu, trừ phong,.. Người bị cảm cúm hay cảm lạnh thì sử dụng lá xông giúp đổ mồ hôi để đẩy khí lạnh ra ngoài giúp cơ thể nhẹ nhàng và thoải mái.

Tác dụng của cách xông bằng lá xông cảm
Phương pháp xông hơi giải cảm có thể áp dụng để giải cảm hàn và cảm nhiệt. Các loại lá xông hơi giải cảm chứa rất nhiều tinh dầu, giúp tiêu độc rất tốt. Các nguyên liệu xông hơi giải cảm rất đa dạng nên có rất nhiều công dụng như sau:
- Tinh dầu trong lá khi đi cùng các hơi nước qua các niêm mạc họng, da, mũi,… giúp làm thông các ống dẫn của họng, mũi, chống viêm, giảm đau, …. giúp người bệnh dễ chịu hơn.
- Khi xông hơi có các tinh chất trong lá có tác dụng giải nhiệt, kích thích ra mồ hôi, trị nhức đầu, giúp sát khuẩn, giải cảm mạo, ….
- Các hơi nước nóng trong quá trình xông giúp làm giãn mao mạch, đào thải chất độc ra cơ thể, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động.
- Giúp làm ấm cơ thể
- Trừ khí hàn, tán khí
- Giúp tán phong nhiệt
- Trị đau đầu, giảm sốt
- Trị ho, tiêu đờm
- Tiêu viêm, trị cảm mạo
Cách nấu nước xông hơi giải cảm
Phương pháp truyền thống
- Nguyên liệu: tía tô, lá bưởi, lá hương nhu, lá ngải cứu, lá tre, bạc hà,…. mỗi loại 10g; 1 thìa muối biển.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào nồi nấu với 500ml nước. Đun nước với lửa lớn cho sôi, khi sôi thì bạn hạ nhỏ lửa thì đun thêm 3p. Các bạn tắt bếp cho muối biển vào trộn chung.

Phương pháp trị cảm lạnh hiện đại
- Nguyên liệu chuẩn bị giống như trên.
- Nguyên liệu rửa sạch và bỏ vào hộp đựng hương liệu phòng xông hơi ướt. Các bạn điều chỉnh nhiệt độ và thời gian phù hợp bằng bảng điều khiển phòng.
- Hơi nóng được tạo ra từ máy từ từ và tận hưởng cảm giác dễ chịu và thoải mái khi hơi nóng lan toàn cơ thể.
Cách xông hơi
- Các bạn chuẩn bị 1 phòng hay 1 nơi xông hơi kín, không có gió, bạn cởi bỏ quần áo bên ngoài.
- Ngồi trên mặt phẳng trong tư thế xếp bằng hoặc xếp chân qua 1 bên sao cho thoải mái nhất.
- Tiếp đó đặt nồi nước trước mặt hoặc khay đựng dược liệu trùm kín chăn cho toàn thân và từ từ mở hé nắp nồi để hơi nước thoát ra. Các bạn hít hơi nóng sâu vào trong để loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh trong phế nang.
- Các bạn xông hơi trong 15p thì mở chăn ra và dùng khăn thấm mồ hôi. Cuối cùng thì uống 1 ly nước ấm để tránh mất nước.

Xông lá xông bao lâu thì tắm?
- Đây là một câu hỏi được nhiều người quan tâm để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc.
- Theo bác sĩ Donal Duan thì sau khi xông hơi thì không nên tắm lại nhé. Bởi dù tắm bằng nước ấm hay nước lạnh thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Bởi sau khi xông hơi xong thì cơ thể tiết ra mồ hôi và các lỗ chân lông đó được giãn nở nên rất dễ hấp thụ nước và dẫn đến triệu chứng cảm lạnh. Việc tắm ngày sau khi xông hơi làm các lỗ chân lông co lại và khí huyết tắc nghẽn, giữ nước làm cơ thể khó chịu và đau nhức.
- Ngoài bệnh cảm cúm thì còn gây nhiễm khuẩn, tổn thương phổi. Vì vậy sau khi xông bạn phải ngồi cho cơ thể điều dưỡng và nghỉ ngơi khoảng 6 tiếng thì có thể tắm.
Lưu ý
- Các bạn nên làm sạch cơ thể trước khi xông bởi trên da có chứa các vi khuẩn, bụi bẩn nên cần làm sạch để tránh các vi khuẩn xâm nhập.
- Không nên mở nắp đột ngột để tránh bị bỏng da và làm nhiệt thoát ra ngoài nhanh hơn.
- Không nên tắm ngay sau khi xông xong.
- Không nên đun nước quá kỹ vì có thể gây khuếch tán tinh dầu ra ngoài
- Ngừng xông khi không có hiệu quả
- Ăn cháo hành, tía tô sau khi xông vì có thể giúp bổ sung nước bị mất hoặc các chất dinh dưỡng.