THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Cách nhận biết cây sói rừng?

Cây sói rừng là một loại dược liệu được sử dụng trị bệnh từ thời xa xưa trong Đông y. Vị thuốc này chuyên dùng để hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, giúp nhanh lành vết thương, trị viêm khớp,… Các bạn cùng với Thảo Dược Tấn Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về cây sói rừng.

Tìm hiểu về cây sói rừng

  • Tên khác: co nộc sa, sói láng, sơn kế trà,…
  • Tên khoa học: Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai
  • Họ: Hoa sói (Chloranthaceae)

Đặc điểm

  • Sói rừng là giống cây nhỏ, sống hằng năm, có chiều cao trung bình khoảng 1m. Cây càng về già và phát triển thành thân gỗ, bề mặt tròn và nhẵn.
  • Lá mọc đối nhau ở đốt và có hình mũi mác, phiên lá hình bầu dục hoặc là hình ngọn giáo, có góc thuôn hẹp, đầu nhọn, mép lá răng cưa, 2 mặt lá nhẵn.
  • Hoa mọc thành cụm ít phân nhánh, mỗi bông đều moc ở đầu cành, hoa to, bao phấn phát triển dày hình trụ.
  • Quả mọng và có hình dáng giống với quả cầu, mọc thành cụm màu đỏ. Mùa hoa nở rộ là vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm, sau đó từ tháng 8-10 là tới mùa quả.
Dấu hiệu nhận biết cây sói rừng

Phân bố

  • Cây có nguồn gốc từ vùng Đông Á và phân bố nhiều ở Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản, Indonesia,….
  • Tại Việt Nam thì hoa sói rừng phát triển và phân bố ở các tỉnh miền núi như là Thái Nguyên, Ninh Bình, Lạng Sơn, vùng núi Ngọc Linh, Kom Tum, Quảng Nam. Cây phát triển ở nơi ưa ẩm, mọc ở những nơi đất ẩm và chịu bóng. Đất có nhiều mùn, thường ở dưới tán rừng, nhất là vùng rừng núi đá vôi.

Chế biến và bộ phận làm thuốc

  • Bộ phận được dùng làm thuốc là toàn bộ cây và rễ. Người dân thường thu hái cây vào mùa hạ thu rồi đem về rửa sạch để dùng tươi hoặc phơi khô trong râm.
  • Rễ thì thường thu hái quanh năm đem đi rửa sạch rồi cắt nhỏ đem đi phơi khô trong râm hoặc là dùng tươi. Các bạn bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát để dùng dần.

Công dụng của hoa sói rừng

Y học hiện đại

Theo các nghiên cứu y học hiện đai thì cây có chứa các chất như là axit gumaric,  flavonoid, axit succinic, coumarin, tinh dầu, 2 sesquiterpen lacton ( gồm có: 8beta,9alpha-dihidroxylindan-4(5),7(11)-dien-8 alpha,12-olid và 8beta,9alpha-dihidroxyeudesman-4(15), 7(11)-dien-8 alpha,12-olid ), beta atractylenoit, chloranthalacon E, (-)-istanbulin A. Từ đó dược liệu có những công dụng như sa:

  • Giúp thanh nhiệt giải độc
  • Tiêu trừ máu đông
  • Tăng cường tuần hoàn máu
  • Giúp tăng sản xuất tiểu cầu trong máu
  • Chống oxy hóa
  • Tiêu sưng và chống viêm
  • Giúp ức chế các vi khuẩn gây bệnh  như là trực khuẩn lỵ, thường hàn, mủ xanh, tụ cầu khuẩn vàng,…

Theo Đông y

Trong y học cổ truyền thì sói rừng là loại dược có vị đắng tính cay và có công dụng trị bệnh như sau:

Cây sói rừng trừ phong thấp
  • Giúp kháng khuẩn và tiêu viêm
  • Tăng cường hoạt huyết
  • Trừ phong thấp, giảm đau nhức
  • Giúp nhanh lành vết thương gãy xương
  • Chống lại các vi khuẩn gây bệnh
  • Điều trị viêm phế quản và viêm phổi
  • Điều trị viêm dạ dày
  • Điều trị viêm ruột thừa cấp tính.
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Điều trị động kinh

Chi tiết hơn: Bán sỉ lẻ cây sói rừng tại HCM?

Lưu ý khi sử dụng

  • Phụ nữ đang mang thai và người âm hư hỏa vượng tuyệt đối không được dùng 
  • Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em. Cần hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
  • Không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng
  • Nước sắc nên sử dụng hết trong ngày, không để qua đêm
  • Ngưng sử dụng khi thấy có dấu hiệu ẩm mốc, hư hỏng.
Đánh giá