Giải đáp thắc mắc
Cách sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày?
Mục Lục
Đau dạ dày là bệnh lý thường gặp hiện nay. Hiện nay có rất nhiều loại thảo dược liệu hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả. Đặc biệt là cây nhọ nồi bởi vì cây nhọ nồi có chứa các thành phần dinh dưỡng hiệu quả nên trị đau dạ dày hiệu quả. Vậy cách sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày như thế nào? Các bạn tìm hiểu bài thuốc qua bài viết dưới đây cùng Thảo Dược Tấn Phát nhé.
Tại sao cây nhọ nồi trị đau dạ dày?
Theo y học cổ truyền thì nhọ nồi có vị ngọt hơi chua, tính hàn nên có thể nấu nước uống thanh nhiệt, tiêu độc. Ngoài ra dược liệu còn giúp cầm máu và cải thiện chức năng gan.
Ở Ấn Độ thì người dân dùng cỏ mực để trị bệnh gan, giúp trị ăn uống khó tiêu, giã và đắp lên vết thương cho mau lành. Tại Trung Quốc thì dùng để làm thuốc cầm máu và trị chảy máu trong dạ dày và tử cung.
Bởi vì trong cây cỏ mực có chứa các chất như là:
- Flavonozit và carotene: đây là chất giúp trung hòa axit dịch vị dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn, ợ chua và ngăn ngừa viêm loét dạ dày.
- Tanin: Chất tạo thành 1 chất kết tủa che phủ niêm mạc dạ dày, bảo vệ tổn thương khỏi nhiễm trùng và làm lành vết loét.
- Vitamin K: Chất này giúp cầm máu, nhanh lành vết loét và ngăn chặn tình trạng chảy máu dạ dày.
- Ecliptin: Đây là chất chống vi khuẩn gây hại ở dạ dày, tiêu diệt nấm. Ngăn ngừa nhiễm trùng, ức chế sản sinh vi khuẩn, giúp hạn chế tổn thương và viêm loét.
Các bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày
Nước cốt nhọ nồi
- Chuẩn bị 100g nhọ nồi tươi đem đi rửa sạch. Sau đó thì ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó để dược liệu ráo nước. Tiếp theo thì cho dược liệu vào máy xay với 1l nước để xay nhuyễn. Sau đó thì đổ nước trắng vào khuấy đều và lọc nước để uống. Chia nước làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong từ 7 – 10 ngày.
- Nước cốt nhọ nồi khá là khó uống vì vậy các bạn có thể cho thêm ít đường cho dể uống và làm giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày.
Nhọ nồi và trắc diệp
- Nguyên liệu: lá nhọ nồi, hương phụ, trắc bá diệp, hoa hòe, mần tưới và gạo nếp liều lượng bằng nhau
- Thực hiện: Đem nguyên liệu cho vào ấm để sắc với 1l nước. Nhớ đậy kín nắp để hơi thuốc không bay hết ra ngoài. Đun cho đến khi nước cạn còn 2 bát ngưng. Chia thuốc uống buổi trưa và tối để cải thiện các triệu chúng nhé.
- Cây thuốc này giúp tăng sức bền máu, giảm co thắt dạ dày, phục hồi niêm mạc.
Trị chảy máu dạ dày
- Nguyên liệu: nhọ nồi 50g; bạch cập 25g; cam thảo 15g; đại táo 4 quả.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào ấm nấu với 1l nước. Đun với lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 300ml. Chia thuốc làm 2 lần uống vào trưa và tốt. Uống sau khi ăn 30p nhé. Mỗi ngày dùng 1 thang.
- Cách này giúp giải độc, kích thích sản xuất tế bào mới ở niêm mạc dạ dày, giúp vết loét nhanh lành, giúp giải độc.
Trị dau dạ dày
- Nguyên liệu: cỏ mực khô hoặc tươi; kinh giới; a giao; hương phụ, rễ cây hoa trang đỏ; đậu ván liều lượng bằng nhau
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi làm sạch rồi các bạn sắc với 700ml. Đun với lửa nhỏ liu riu cho đến khi cạn còn 1 nửa. Chia thuốc làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng khi dạ dày lên cơn đau hoặc uống sau các bữa ăn chính.
Đối tượng không nên dùng cây nhọ nồi
- Người bị huyết áp thấp
- Người có biểu hiện sôi bụng
- Bệnh nhân đau dạ dày kèm theo viêm đại tràng mãn tính
- Người bị tiêu chảy, đại tiện lỏng
- Phụ nữ mang thai thì không nên dùng vì có thể gây sảy thai
- Những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nặng, đau liên tục, người mắc chứng đông máu hoặc loãng máu thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị đau dạ dày
- Tránh các đồ chua, cay, chứa nhiều gia vị
- Không dùng các thực phẩm lạnh, khó tiêu hóa hoặc kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn.
- Không dùng các chất kích thích như là rượu bia, trà đặc và cà phê.
- Bổ sung các thực phẩm tươi và đầy đủ dinh dưỡng
- Ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc. Tránh để bụng quá đói hoặc là quá nó và không nên đi ngủ sau khi ăn.