THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Cách trồng và chăm sóc cây dừa cạn?

Cây dừa can là một loại cây cảnh phổ biến được nhiều người yêu thích bởi cây có nhiều màu sắc yêu thích. Hôm nay Tấn Phát sẽ chỉ cho bạn cách trồng và chăm sóc cây dừa cạn như thế nào? Các bạn hãy cùng với Tấn Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu cây dừa cạn là gì?

  • Dừa cạn hay còn gọi là hoa hải đằng, hoa tứ quý,… có tên khoa học Catharanthus roseus và thuộc họ:Catharanthus roseus.
  • Cây dừa cạn là loại thực vật thân thảo, có chiều cao khoảng 40cm – 80cm, sống trong nhiều năm. Lá mọc đối xứng và dáng thuôn dài, có dầu nhọn và hẹp dần về phần cuống, cuống lá ngắn, gân lá có hình lông chim, lồi ở mặt dưới lá, không có nhựa mủ. Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có mùi thơm đặc trưng, hoa có màu trắng, hồng hoặc đỏ. Quả mọc thẳng  đứng, có kích thước to, đầu quả từ và bên trong có chứa khoảng 20 hạt nhỏ có hình trứng và màu nâu.
  • Gốc thân có màu xem, có vết sẹo của cành con và có nhiều rễ con bên dưới. Rễ dừa cạn có tính cứng, khó bẻ, mặt cắt ngang màu trắng ngà, vị đắng và không mùi.
  • Cây có nguồn gốc ở đảo Madagasscar và sao đó đã di thực sang nhiều nước nhiệt đới và ôn đới. Còn tại Việt Nam thì dừa cạn mọc hoang trong thiên nhiên và trồng làm cảnh ở nhiều tỉnh miền Trung và miền Nam.
  • Bộ phận được dùng làm thuốc là lá và rễ của cây dừa cạn. Người dân thường hu hái lá trước khi có hoa và phần rễ thì thu hái quanh năm.
  • Sau khi thu hái về thì rửa sạch đất cát rồi đem đi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50oC cho đến khi khô. Bạn nên bảo quản dừa cạn khô ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt.
Cây dừa cạn tại TP.HCM
Cây dừa cạn tại TP.HCM

Cách trồng cây dừa cạn như thế nào?

Trên thị trường hiện nay có 2 loại hạt giống dừa cạn chính là dừa cạn đứng và dừa cạn rũ. Và tùy vào mục đích trang trí và tùy vào màu sắc mà chúng ta lựa chọn hạt giống để lựa chọn.

Với điều kiện khí hậu ở đất nước Việt Nam thì cây dừa cạn có thể được trồng quanh năm và nhất là ở miền Nam. Sau đây Tấn Phát sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây dừa cạn tại nhà:

Cách trồng cây dừa cạn
Cách trồng cây dừa cạn

Trồng dừa cạn bằng hạt giống

  • Cây dừa cạn là loại cây ưa đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, thoát nước tốt và đất có độ pH từ 5.8 – 6.2. Để giúp hạt giống phát triển tốt thì cần có thêm cát đen, trấu hun, mụn xơ dừa với tỉ lệ 1:1:1 hoặc bao gồm trấu hun và xơ dừa với tỉ lệ 1:1.
  • Thời điểm để gieo trồng tốt nhất là vào tháng 5 – tháng 9 và hoa sẽ nở vào mùa hè năm sau.
  • Bạn cho đất vào giá thể rồi chọt một lỗ để bỏ hạt giống vào rồi phủ lên 1 lớp đất mỏng. Sau đó thì bạn ẩm bằng vòi phun sương mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều.
  • Thì sau 5 ngày thì cây bắt đầu nảy mầm và bạn chăm sóc cho đến cây lớn khoảng 1 gang tay. Sau đó thì bạn đưa cây ra chậu lớn hơn để trồng. Lưu ý rằng bạn nên chọn chậu phù hợp với không gian nhà bạn và bên dưới chậu có lỗ thoát nước để tránh gây úng nước.
  • Cây dừa cạn là loại cây ưa nắng và chịu gió mưa rất là tốt nên bạn có thể để chậu cây ở bạn công hoặc là sân thượng hay những nơi thoáng mát có đủ ánh nắng cho hoa. 

Trồng dừa cạn bằng cách giâm cành

  • Đầu tiên là bạn chọn những cành già  và cắt cành có độ dài khoảng 5cm – 6cm là tốt nhất.
  • Sau đó sử dụng kéo cát đi khoảng 2/3 lá nhằm hạn chế thoát nước trên lá cây.
  • Tiếp theo thì bạn đem ngâm cành vào dung dịch hóc môn hoặc mật ong để kích thích cây tạo rễ.
  • Cuối cùng thì bạn đặt cành giâm vào chậu sao cho 1/3 cốc được chọn trong hỗn hợp trồng. Đặt cành giâm vào nơi có bóng mát hoặc nơi có ánh sáng gián tiếp và tưới nước giữ ẩm trong 2 – 3 tuần. Sau 1 tháng thì cành giâm sẽ ra rễ và phát triển lá non.

Cách chăm sóc cây dừa cạn

Cách chăm sóc cây dừa cạn
Cách chăm sóc cây dừa cạn

Tưới nước cho cây

  • Mỗi ngày bạn nên tưới 2 lần vào những ngày nắng và 1 lần vào những ngày mưa và bạn sử dụng bình phun sương chuyên dụng để tưới. Lưu ý không nên tưới trực tiếp lên hoa mà nên tưới xuống gốc để tránh hoa bị dập và nếu cây đủ nước để ra nhiều hoa đẹp hơn.

Bón phân cho dừa cạn

  • Để cho ra những cây khỏe mạnh và giúp hoa lâu tàn thì bạn cần bón phân cho cây theo đinh kỳ. Cứ khoảng từ 7 – 10 ngày với liều lượng khoảng từ 0.5 – 1 muỗng cà phê thêm 1l nước phun. Bạn có thể bổ sung thêm phân NPK 20 – 20 – 15 ( 5g/chậu ) hoặc phân hữu cơ ( 100g/chậu ). Bạn chỉ nên phun vào buổi sáng sớm hay chiều mát giúp cây tưới nước luôn. 

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh ở cây

  • Vệ sinh vườn hoặc chậu luôn sạch sẽ và thông thoáng để cây phát triển tốt nhất.
  • Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu bệnh sớm nhất và có phòng bệnh kịp thời.
  • Và khi trồng vào chậu nếu không có giá treo thì nên kê gạch hoặc trải bạc để tránh chậu hoa tiếp xúc với mặt đất.
  • Nếu phát hiện và phòng trừ rệp sớm hạn chế mật số lây lan diện rộng
  • Tiếp theo bạn thu dọn cành, chậu bị hư đem tiêu hủy nguồn bệnh ngay.