Bài thuốc dân gian, Tin Tức SP
Cây dạ cẩm chữa bệnh dạ dày?
Mục Lục
Cây dạ cẩm chữa bệnh dạ dày?
Cây dạ cẩm được sử dụng từ rất xa xưa trong đông y, đề điều trị bệnh đau dạ dày. Vào năm 1960 bệnh viện Lạng Sơn đã đưa cây dạ cẩm vào nghiên cứu và sử dụng đẻ hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân.
Tìm hiểu cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm hay còn gọi là: Đứt lướt, cây loét mồm, chạm khẩu cắm,…
Tên khoa học: Oldenlandia eapitellata Kuntze
Thuộc họ: Cà phê Rubiaceae
Cây có hai loại dạ cẩm thân tím nhiều lông và dạ cẩm thân xanh
Dạ cẩm thuộc loại cây bụi, thường mọc leo vào các cây khác, tạo thành bụi, dài từ 1 – 2m, thân có hình trụ, có nhiều đốt thân, các đốt phình to ra.
Lá dạ cẩm thuộc loại lá đơn, mọc đối nhau, hình bầu dục, đầu lá nhọn, dài từ 4 – 14cm, rộng 3 – 6cm, cuống lá ngắn.
Hoa cây dạ cẩm có hình xim, mọc thành chùm ở các đầu cành hay kẽ lá, màu trắng.
Quả dạ cẩm có hình cầu, rất nhỏ, chứa nhiều hạt đen.
Cây dạ cẩm mọc hoang nhiều tại các tỉnh miền núi như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Thái Nguyên,…
Người ta thường thường thu hái cây dạ cẩm quanh năm, toàn bộ phận thân lá loại bỏ rễ. Khi thu hái về làm sạch phơi hay sấy khô dùng dần hoặc nấu cao.

Công dụng của cây dạ cẩm
Theo Đông y, cây dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu.
- Trị viêm loét miệng. Vì điều đó người ta gọi là cây loét miệng
- Trị viêm lưỡi, loét lưỡi và viêm họng rất tốt.
- Hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày
- Giảm đau, giúp dung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại.
Cách sử dụng cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm được sử dụng phổ biến nhất dưới dạng thuốc sắc. Sau đây là cách sử dụng cây dạ cẩm hiệu quả nhất:
– Trị chứng lở loét miệng, lưỡi, viêm loét họng:Lá dạ cẩm tươi non và ngọn non dạ cẩm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc bôi vào vết lở loét; hoặc lấy khoảng 12 – 25g lá dạ cẩm sắc nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn. Có thể đem dạ cẩm nấu thành cao lỏng 1:1, thêm chút mật ong, bôi vào nơi bị lở loét.
– Trị đau dạ dày, tá tràng, ợ chua: cao lỏng dạ cẩm thêm mật ong đủ ngọt, với liều tương đương 10 – 25g ngày, chia 2 – 3 lần uống trước bữa ăn; hoặc lấy 5 – 7g cao mềm dạ cẩm hòa với nước sôi để nguội, thêm mật ong đủ ngọt, uống liền 3 – 4 tuần lễ. Cũng có thể bào chế dưới dạng cốm dạ cẩm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn.
– Trị đau đạ dày, tá tràng: Lấy 10 – 25g cây dạ cẩm khô, sắc nước (có thể thêm đường cho đủ ngọt), chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn hoặc vào lúc đau.
– Cao dạ cẩm: Lá cây dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1 lít. Nấu lá dạ cẩm với nước thành cao, cho vào 2kg đường vào đánh tan đến khi cô lại. Cuối cùng cho nốt 1kg mật ong, đóng thành chai. Uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 15g (1 thìa to), uống trước khi ăn hoặc khi đau.

Lưu ý khi sử dụng
- Chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải không được lạm dụng
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không sử dụng
- Khi sử dụng thấy có triệu chứng buồn nôn, dị ứng, chóng mặt,… thì nên ngưng sử dụng
- Khi sử dụng lá dạ cẩm tươi cần rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn.
Bài viết Cây dạ cẩm chữa bệnh dạ dày được tổng hợp và biên tập bởi: Thảo Dược Tấn Phát Hcm. Mọi ý kiến đóng góp và phản hồi vui lòng gửi Liên Hệ cho Tấn Phát Co.,ltd. Xin cảm ơn.