THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Cây huyết đằng chữa bệnh gì và bài thuốc của cây huyết đằng?

Cây huyết đằng hay còn gọi là cây cỏ máu là một loại dược liệu chuyên sử dụng để giúp bổ máu. Không những thế thì dược liệu còn có giúp trừ phong thấp, điều hòa kinh nguyệt, trị đau đầu,…… Các bạn cùng với Tấn Phát tìm hiểu qua bài viết dưới để biết cây huyết đằng trị bệnh gì? Bài thuốc của cây huyết đằng như thế nào?

Tìm hiểu về huyết đằng

  • Tên khác: kê huyết đằng, cây huyết rồng, cây máu gà, đại hoàng đằng, cây dây máu, dây máu người,….
  • Tên khoa học: Sargentodoxaceae
  • Họ: Huyết đằng

Mô tả

  • Cây huyết đằng là loại thực vật dạng dây leo thân gỗ, chúng có thân to và khỏe, chiều dài dao động đến 10 mét, đường kính từ 3-4cm. Thân hình trụ, hơi dẹt, lớp vỏ thân bên ngoài màu nâu, sần sùi. Khi bổ ngang dược liệu sẽ thấy nhựa cây màu đỏ chảy ra như máu, nên dân gian lưu truyền rằng đây là cây cỏ máu. Lá dạng lá kép, bao gồm khoảng từ 3 – 9 lá chét hình trứng, mặt trên lá bóng nhẵn, màu xanh đăm, mặt dưới lá nhạt hơn, lá chét nằm giữa các cuống thường dài hơn so với các lá mọc 2 bên. Hoa mọc từ nách lá, tràng hoa có màu tím, cuống hoa nhỏ, bên ngoài hoa phủ lông mịn. Quả có dạng đậu, có hình trứng hoặc lưỡi liềm, có chứa lông nhưng, chứa 3 – 5 hạt.

Thu hái và chế biến

  • Bộ phận dùng thuốc là phần của cây. Thân cây thường được thu hái quanh năm, vào tháng 8 đến tháng 10 là chủ yếu. Người dân sẽ chọn những thân cây có vỏ màu vàng, mịn, chắc, còn tươi để cắt trước. Sau khi thu hái thì bạn đem cắt bỏ cành và lá, phân loại theo kích thước.
  • Nếu dùng tươi thì rửa sạch rồi thái miếng mỏng để dùng. Dược liệu hình trụ tròn hoặc hơi dẹt, dài, màu vàng nhạt, mặt cắt ngang có 2 – 3 vòng  gỗ đồng tâm, tiết nhựa màu đỏ.
  • Nếu dùng khô thì đem đi ngâm nước ( thân nhỏ thì ngâm trong 1h – 2h, thân tho thì ngâm trong 3 ngày). Tiếp theo vớt ra rửa sạch lại thêm lần nữa rồi mới thái mỏng.  Sau đó thì đem đi phơi hoặc sấy khô. Dược liệu khô được thái thành từng phiến hình bầu dục, kích thước to nhỏ không đều đều. Chất khô, cứng, nếm có vị chát.

Thành phần dinh dưỡng

  • Thân cây kê huyết đằng được nghiên cứu là có chứa các hoạt chất như Beta Sitosterol, Daucosterol, 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta, 9-Methoxycoumestrol, Milletol, Medicagol, Epicatechin, Nhựa cây, 4-tetrahydroxy chalcone,…
Cây huyết đằng

Công dụng của huyết đằng

Theo y học cổ truyền thì cây cỏ máu là loại dược liệu có vị đắng hậu ngọt, mùi thơm nhẹ, tính ấm. Cùng với những thành phần dinh dưỡng nên dược liệu có những công dụng như sau:

Cây huyết đằng giúp điều hòa kinh nguyệt
  • Trị chứng mệt mỏi, đau đầu, chóng măt
  • Hỗ trợ bổ sung máu, chữa chứng thiếu máu
  • Hỗ trợ chữa bệnh suy nhược cơ thể, thiếu máu não
  • Trị đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay
  • Điều trị phong thấp, hư lao
  • Chữa kinh nguyệt không đều
  • Chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày
  • Chữa thiếu máu sau khi sinh
  • Trị ra mồ hôi trộn
  • Tăng cường khí huyết
  • Điều trị rối loạn nhịp tim
  • Giúp an thần

Bài thuốc của cây huyết đằng

Điều hòa rối loạn kinh nguyệt

  • Nguyên liệu: 5gr tô mộc, 10gr kê huyết đằng, 4gr nghệ vàng
  • Cách làm : Sắc uống mỗi ngày, dùng trước khi đến kỳ kinh.

Trị hư lao, thiếu máu

  • Nguyên liệu: 300gr huyết đằng khô và 1 lít rượu trắng
  • Cách làm : Đem dược liệu đi tán nhỏ và ngâm cùng với rượu trong 10 ngày, mỗi lần dùng 25ml, ngày uống 2 lần.

Giúp bồi bổ sức khỏe, kích thích tăng cân

  • Chuẩn bị cây huyết đằng 50g. Đem dược liệu rửa qua 2 lần nước cho sạch bụi bấn và tạp chất bám vào trong quá trình phơi. 
  • Sau đó cho dược liệu vào ấm nấu với 1,5l nước, đun sôi trong 20p thì tắt bếp. Gạn nước để uống trong ngày nhiều lần. Mỗi lần uống khoảng 100ml thay cho nước uống. Sử dụng liên tục trong 1 thời gian dài để cơ thể tốt nhất, chỉ số cân năng được cải thiện.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

  • Chuẩn bị : Cẩu tích, ngưu tất, tỳ giải và cốt toái bổ mỗi vị 20gr, thiên niên kiện 6gr, bạch chỉ 4gr, kê huyết đằng 20-40gr
  • Cách làm : Sắc trên bếp và uống mỗi ngày 1 thang thuốc.

Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa 

  • Chuẩn bị : Nghệ vàng, cỏ máu, hồng hoa, ngưu tất, đào nhân mỗi vị 12gr, nhọ nồi 10gr, cam thảo 4gr
  • Cách làm : Sắc thuốc cùng 400ml nước, đến khi còn 100ml thì tắt bếp và rót ra ly uống.

Bài thuốc chữa đau lưng 

  • Chuẩn bị : 16gr mỗi vị gồm rễ cây trinh nữ, ý dĩ, cỏ máu, tỳ giải, 8gr mỗi vị quế chi, thiên niên kiện, rễ lá lốt, 12gr cỏ xước, 6gr trần bì
  • Cách làm : Đem đi sắc và uống, chỉ nên dùng trong ngày, tránh để qua đêm

Bồi bổ sức khỏe và phục hồi làn da cho phụ nữ sau sinh

  • Chuẩn bị 1 lượng cây cỏ máu tươi đem đi rửa sạch, phơi khô. Mỗi ngày lấy 10g  đem đi nấu nước uống. Uống khi còn ấm giúp cho cơ thể, giúp mát gan, giúp làm đẹp và lấy lại vóc dáng sau sinh.
Bài thuốc của cây huyết đằng

Tham khảo: Bán sỉ lẻ huyết đằng tại HCM?

Lưu ý

  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng vì có thể gây động thai.
  • Trẻ em không nên dùng
  • Người có máu ấm, cơ thể nhiệt thì không nên nên sử dụng
  • Nên sử dụng liều lượng phù hợp với bài thuốc trị bệnh
  • Dược liệu bị ẩm mốc, đổi màu, pha lẫn với tạp chất thì không nên sử dụng.
Đánh giá