THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Cây nhọ nồi có hạ sốt cho bé không?

Nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực là một loại dược liệu mọc hoang quen thuộc trong Đông Y. Vị thuốc này chuyên dùng để hỗ trợ giúp cầm máu, trị rong kinh, giúp bổ gan thận,…. Ngoài ra thì sử dụng cho trẻ em cũng rất an toàn nhé. Các bạn cùng với Tấn Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết về bài thuốc cây nhọ nồi có giúp hạ sốt cho bé không nhé.

Tìm hiểu về cây nhọ nồi

  • Cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực hoặc bạch hoa thảo,…. Đây là loại thực vật thân thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc và ở Việt Nam mọc hoang trong môi trường tự nhiên như là kênh mương, bờ ruộng,…
  • Cây có chiều cao khoảng 80 cm. Cây khi còn con có màu xnah lục và về già sẽ chuyển sang tím, lớp lông bao bọc quanh thân. Lá mọc đối nhau, mặt dưới lá sẽ có màu nhạt hơn mặt trên lá và có hình mũi mác. Hoa mọc từ ngọn thân hoặc kẽ lá thành cụm hoa, cánh hoa nhỏ và màu trắng. Quả có 3 cạnh dẹt, đầu cụt, dạng bế.
  • Theo nhiều nghiên cứu thì thành phần có trong cây nhọ nồi gồm có: Alcaloid (ecliptin, nicotin và coumartin lacton); wedelolacton ( chất curmarin lacton từ đó tách ra được một flavonozit và chất demetylwedelacton ); caroten; tanin, tinh dầu và chất đắng.
Cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi ( cỏ mực ) có giúp hạ sốt không?

  • Người thân nhiệt cao có thể sử dụng cây nhọ nồi giúp hạ sốt nhanh và hiệu quả. Bởi vì trong dược liệu có chứa hàm lượng alkaloid, tinh dầu và caroten và nhiều hợp chất giúp kháng khuẩn hiệu quả. 
  • Không những thế thì các tinh chất từ cây nhọ nồi còn giúp ngăn chặn 9 loại vi khuẩn nguy hiểm và giúp phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Trong Đông y thì cỏ mực là loại dược liệu quý có tính hàn và có vị chưa tự nhiên. Vị thuốc có thể nấu nước uống thanh nhiệt, giải độc và tăng cường hoạt động của men gan.
Cây nhọ nồi giúp hạ sốt cho bé hiệu quả

Bài thuốc của cây nhọ nồi giúp hạ sốt

Nước nhọ nồi

  • Chuẩn bị 1 nắm lá nhọ nồi, đem đi rửa sạch rồi để ráo. Sau đó cho lá vào với nước sôi để nguội vào máy xay. Các bạn đem đi xay nhuyễn hoặc là giã nát. Tiếp theo chắt nước bỏ bã. Chia làm 2 – 3 lần cho trẻ uống trong ngày. 

Tắm nước nhọ nồi

  • Chuẩn bị 100g nhọ nồi đem bỏ phần rễ rồi rửa sạch với nước. Ngâm rửa cỏ mực với nước muối loạng để loại bỏ bụi bẩn và nhựa cây.
  • Tiếp theo thì đem nguyên liệu nấy với 1,5l nước trong khoảng 15 – 20p. Các bạn tắt bếp để nguội bớt. Sau đó chắt nước ra thau và bỏ bã hòa với nước ấm cho bé tắm.
  • Khi tắm cho bé thì chỉ nên tắm trong 5 – 10p. Không cho bé tắm và lúc tắm ở môi trường kín gió để tránh trẻ bị cảm lạnh.

Đắp lá hạ sốt

  • Chuẩn bị 1 nắm nhọ nồi, ngâm cỏ nhọ nồi vào nước muối pha loãng và xay nhuyễn hoặc là giã nát. Bọc phần vừa chiết vào 1 chiếc khăn mềm và sạch. Các bạn để khăn ở vùng trán hoặc vùng bẹn. Khi trẻ đã hạ sốt thì lấy khăn nhọ nồi ra và lấy khắn khác để lau vùng da vừa đắp nhọ nồi.

Xem thêm: Cách sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày?

Lưu ý khi dùng cây nhọ hạ sốt

  • Khi hạ sốt bằng cỏ nhọ nồi thì cha mẹ không cho trẻ ngồi ở quạt có cường độ mạnh hoặc bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp.
  • Khi uống nước cây nhọ nồi hạ sốt không ăn kèm với các loại thực phẩm có tính hàn (cá, tôm, hải sản) hoặc đồ ăn chiên rán, mỡ hoặc nội tạng động vật. Khi kết hợp các nguyên liệu trên có thể làm giảm hiệu quả chữa bệnh, khiến cho trẻ khó hạ sốt hơn.
  • Trẻ bị cảm cúm kèm theo tăng thân nhiệt, khi dùng nhọ nồi thì cha mẹ có thể giữ lại phần bã. Lấy phần bã này cho vào một chiếc khăn mềm sạch, sau đó dùng chúng để lau các bộ phận trên cơ thể bé.
  • Nếu sau khi dùng nhọ nồi mà trẻ vẫn chưa hạ sốt, kèm theo các biểu hiện nổi mẩn đỏ, quấy khóc… thì phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị để khắc phục kịp thời.