Vần C
Cây Thuốc Cúc liên chi dại Tại HCM?
Mục Lục
Tên khác
Tên thường gọi: Cúc liên chi dại Còn gọi là Cây trứng ếch
Tên khoa học Parthenium hysterophorus L.,
Họ khoa học: Thuộc họ Cúc – Asteraceae.
Cây Cúc liên chi dại
(Mô tả, hình ảnh cây Cúc liên chi dại, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Cây thảo phân nhánh cao 0,25 đến 1m; thân có rãnh gần như nhẵn. Lá xẻ hai lần lông chim, dài tới 11cm và rộng tới 6cm, các lá trên nguyên, mặt trên có lông bột, mặt dưới có lông xám. Đầu hoa có 5 góc, đường kính 4-8mm, xếp thành chuỳ thưa ở ngọn cây; lưỡi hoa màu trắng, hình thận, nhỏ; hoa nhỏ màu trắng. Quả bế hình trứng ngược rộng, dài cỡ 2mm, có lông ở đỉnh. Cây có hoa quả kéo dài từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau.
Bộ phận dùng:
Thân mang lá và lá – Caulis et Folium Parthenii.
Nơi Nào sống và thu hái:
Gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được phát tán vào nhiều xứ nhiệt đới khác. Tại nước ta, thường gặp cây mọc lên dại ở nhiều nơi, nhất là ở Hà Nội và các vùng lân cận dọc từ các đường đi, các bãi cát.
Thành phần hoá học:
Cây chứa alcaloid parthenin. Lá và hoa chứa alcaloid parthenicin.
Vị thuốc Cúc liên chi dại
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ….)
Tính vị, tác dụng:
Vị đắng, có công năng gây chảy nước bọt, làm đỡ đau nhức, làm săn da.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Tại nước ta, cây ít được dùng, nhưng ở một số nước Trung Mỹ như Jamaica, Đôminica, người ta sử dụng lá, đem giã ra và trộn với dầu thầu dầu để xát kích thích sự giảm bớt sản dịch. Thân mang lá hãm hoặc sắc uống để Phòng liệu chứng tim đập nhanh. Còn được dùng Hỗ trợ các vết loét, một số bệnh ngoài da, như bệnh ecpet (mụn rộp loang vòng). Các chế xuất parthenin được sử dụng với liều nhỏ tăng dần từ 100mg đến 2g để giúp sự tiêu hoá; còn parthenicin, với liều 1g ngày, dùng để làm thuốc hạ nhiệt, giảm đau; với liều cao nó gây độc.
Bài viết Cây Thuốc Cúc liên chi dại Tại HCM? được tổng hợp và biên tập bởi: Thảo Dược Tấn Phát Hcm. Mọi ý kiến đóng góp và phản hồi vui lòng gửi Liên Hệ cho Tấn Phát Co.,ltd. Xin cảm ơn.