Giải đáp thắc mắc
Cây trinh nữ hoàng cung trị bệnh gì và lưu ý khi uống trinh nữ hoàng cung?
Mục Lục
Trinh nữ hoàng cung là một loại dược liệu quen thuộc đối với các chị em phụ nữ. Vị thuốc này chuyên dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về u xơ tử cung, viêm nhiễm phụ khoa, viêm vú,…. Ngoài ra thì dược liệu còn có thể nấu nước uống cũng mang lại nhiều hiệu quả. Bài viết sau đây giúp cho các bạn biết thêm nhiều thông tin và công dụng của cây trinh nữ hoàng cung nhé.
Cây trinh nữ hoàng cung
- Cây trinh nữ hoàng cung hay còn gọi là náng lá rộng, tỏi lá rộng,…. có tên khoa học là Crinum latifolium và thuộc họ: Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).
- Đây là loại thực vật thân cỏ, mọc thẳng, thân hình giống như củ hành tây. Đường kính khoảng 10cm – 15cm, các bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả cao khoảng 15cm. Lá mỏng, mép lá có gợn sóng, gân lá song song với nhau. Mặt trên lá các gân lá xếp thành lõm, mặt dưới lá có một sóng lá to và cuống lá màu đỏ tím.
- Hoa mọc thành tán, mỗi tán có từ 6 – 18 hoa. Các loại hoa mọc chúng trên 1 cái cán dài khoảng 30cm – 60cm. Cánh hoa dài, nở xòe 2 bên, cánh hoa có màu trắng pha lẫn tím đỏ. Bao phấn hình sợi, nhị ngã, bầu hình ống chỉ. Mỗi thân cây có thể lên thành nhiều cây con và chúng ta có thể tách cây con ra để nhân giống.
- Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ và dần di thực sang các nước Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc.
- Ở Việt Nam thì cây phân bố trải dài hết từ Bắc xuống Nam và phát triển nhiều ở các tỉnh như là: Huế, Long Thành, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu,..
- Bộ phận được dùng làm thuộc là phần lá và phần thân của cây. Cây thường thu hoạch vào tháng 6 và tháng 7 hằng năm. Người dân sẽ cắt những lá tẻ đem về rửa sạch rồi dùng tươi hoặc là đem trần qua nước sôi rồi phơi, sấy khô. Các bạn thu hái cho đến khi cây ngừng phát triển.
- Hoa náng có hình dáng khá là bắt mắt nên nhiều người còn trồng vào chậu cậy để làm cảnh trước nhà.
Thành phần hóa học
- Theo các nghiên cứu y học hiện đại thì dược liệu có chứa hàm lượng alcaloid và 32 chất dinh dưỡng khác và đáng chú ý nhất là các hoạt chất sau: Acid hữu cơ; β -epoxyambellin; Crinafolidin; Các glucoalcaloid; Glucan A; Glucan B; Hợp chất bay hơi; Hamayne; Latisodin; Lycorin; Methanol; Pratorimin; 2-epipancrassidin;…..
Công dụng của cây trinh nữ hoàng cung
Theo y học cổ truyền thì trinh nữ hoàng cung là loại dược liệu có vị đắng, chát, tính mát nên có thể pha nước uống và mang lại nhiều công dụng như là:
- Giúp thanh nhiệt, giải độc
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Giúp bảo vệ tế bào thần kinh
- Giúp tăng cường hoạt huyết
- Điều trị viêm tuyến sữa
- Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư
- Điều trị u xơ tử cung
- Điều trị u nang buồng trứng
- Điều trị u vú
- Điều trị u xo tiền liệt tuyến
- Điều trị u cổ
- Điều trị bướu cổ
- Chống oxy hóa
- Giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng viêm
- Điều trị mụn nhọt lỡ ngứa
- Trị đậu mùa hay thủy đậu
- Trị ung thũng sang độc
- Điều trị đau nhức xương khớp
- Trừ phong thấp, trị thấp khớp
- Giúp nhanh lành vết gãy xương
- Giúp giảm đau
- Điều trị viêm loét dạ dày
- Trị viêm họng, giảm ho
- Điều trị các bệnh phụ khoa
Cách nấu nước trinh nữ
Cách nấu nước
- Nguyên liệu: xạ đen và trinh nữ hoàng cung mỗi loại khoảng 40g
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc với 1,5l nước. Chia uống hết trong ngày. Sử dụng liên tục trong từ 2 – 6 tháng.
- Hoặc là lấy khoảng 50g – 60g trinh nữ hoàng cung khô đem đi nấu với 1,5l nước để uống.
Cách pha trà
- Chuẩn bị khoảng 10g dược liệu khô đem đi rửa sạch rồi cho vào bình. Sau đó cho 150ml nước để tráng trà. Tiếp đó cho thêm 500ml nước để hãm trà uống. Các bạn ủ trong 5 – 7 phút để cho tinh chất tiết ra là có thể thưởng thức.
Lưu ý khi uống trinh nữ hoàng cung
- Phụ nữ cho con bú và bị bệnh u xơ tử xung thì nên sử dụng dược liệu theo chỉ định của bác sĩ.
- Người bị suy giảm chức năng gan, thận và phụ nữ có thai thì không được dùng trinh nữ hoàng cung
- Không uống dược liệu khi bụng đói
- Không nên lạm dụng dược liệu quá nhiều khi chưa biết rõ dược liệu
- Các bạn kiêng ăn rau muống, đậu xanh trong quá trình sử dụng dược liệu
- Không tự ý sử dụng dược liệu khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.