Giải đáp thắc mắc
Cây xấu hổ có mấy loại và cách nhận biết?
Cây xấu hổ là một loại cây mọc hoang quen thuộc ở các vùng nông thôn nhưng ít người để ý đến chúng. Đây là một loại dược liệu có nhiều công dụng trị bệnh hiệu quả đối với sức khỏe. Các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết về các thông tin về cây xấu hổ nhé.
Tìm hiểu về cây xấu hổ
- Tên gọi khác : Cây trinh nữ, cây mắc cỡ, cây thẹn…
- Tên khoa học : Mimosa pudica L
- Thuộc họ : Đậu ( Fabaceae )
Đặc điểm:
- Cây xấu hổ là loại thực vật thân thảo sống hằng năm, thân mọc thẳng hướng lên trên, khi đã trưởng thành sẽ mọc bò xuống mặt đất. Thân cây nhỏ, mềm, phân thành nhiều nhánh, thân và nhánh đều xuất hiện nhiều gai hình móc.
- Lá mọc kép đối xứng nhau, hình lông chim nhỏ, cuống hình chân vịt, khi chạm vào tự động sẽ khép lại xuôi theo trục lá, nên thường sẽ được gọi là cây mắc cỡ. Mỗi lá có từ 15-20 lá chét, không chứa cuống.
- Hoa mọc từ nách lá, có dạng hình cầu, cánh hoa màu hồng tím.
- Quả mọc thành chùm, có hình ngôi sao, nhiều lông cứng. Bên trong có chứa nhiều hạt.
Phân bố
- Cây xấu hổ có nguồn gốc từ phía Trung và Nam Mỹ. Sau đó thì di thực sang 1 số nước ở Châu Á như là: Malaysia, Thái Lan,…
- Còn ở Việt Nam thì cây mọc hoang ở vùng nông thôn ở các vùng bờ sông, ven đường hoặc bãi đất trống. Cây phát triển ở các tỉnh miền Nam nhiều hơn miền Bắc.
Bộ phận dùng làm thuốc và thu hái
- Bộ phận dùng làm thuốc là tất cả bộ phận của dược liệu. Người dân thường thu hái cánh và lá vào mùa khô, sau đó đem đi rửa sạch dược liệu dùng tươi hoặc khô đều được.
- Rễ cây thì có thể đào quanh năm, mang đi rửa sạch bụi bẩn. Tiếp theo đem đi thái mỏng và phơi khô rồi bảo quản dùng dần.
Cây xấu hổ có mấy loại?
Theo nhiều nghiên cứu sinh học thì hiện nay người ta mới tìm được 2 loại cây chính và dựa trên màu sắc hoa mà phân biệt là:
- Cây xấu hổ tía: Loại cây này có hoa màu đỏ tía hay máu tía
- Cây xấu hổ trắng: Loại cây này hoa có màu trắng nhạt.
Cả 2 loại đều mọc hoang và phổ biến ở nhiều nơi trong dân gian, người dân thường dùng cây xấu hổ tía làm thuốc trị bệnh nhiều hơn.
Thành phần hóa học
- Theo nhiều nghiên cứu thì toàn thân cây có chứa chất như là alcaloid – đây là axit amin nguồn gốc tự nhiên.
- Ngoài ra thì cây còn chứa các chất như là: Flavonosid, acid hữu cơ, acid amin, Crocetin, Minosin, các loại alcol,…
- Không những thế bên trong hạt còn có chất nhầy, selen. Lá chứa các hoạt chất tương tụ như là selen, adrenalin. Các thành phần này có thể hỗ trợ vận chuyển máu về tim.
Tham khảo thêm: Cây xấu hổ có ngâm rượu được không?
Công dụng trị bệnh
Theo Đông y thì đây là loại dược liệu có vị ngọt hơi se đắng, tính hàn và quy vào kinh phế. Cùng với những hàm lượng dinh dưỡng thì cây xấu hổ có những công dụng sau:
- Giúp đào thải độc tố, mát gan giải độc cơ thể
- Chữa suy nhược thần kinh, giúp an thần
- Có tác dụng chống co giật
- Hỗ trợ điều trị bệnh động kinh, chống lo âu
- Chữa chứng mất ngủ, giúp giấc ngủ sâu hơn
- Điều trị đau dạ dày, viêm kết mạc
- Trị sốt rét
- Chữa viêm phế quản, ho lâu khỏi
- Trị hen suyễn
- Chữa chứng đau nhức xương khớp, phong thấp
- Điều trị sỏi ở đường tiết niệu
- Chữa chấn thương, giúp vết thương nhanh lành
- Điều trị bệnh cao huyết áp
- Giúp bảo vệ gan, chữa viêm gan
- Điều trị viêm da có mủ, mụn nhọt, mẩn ngứa
- Trị rắn cắn
- Chống kháng khuẩn, tiêu viêm
- Giúp điều hòa kinh nguyệt
- Điều trị các bệnh phụ khoa như là: u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, trị viêm nội mạc,..
Lưu ý
- Các bạn cần phân biệt rõ cây xấu hổ và cây hoa mimosa Đà Lạt
- Các bạn sử dụng đều đặn và kiên trì sử dụng mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm
- Phụ nữ mang thai, người bị suy nhược, cơ thể có tính hàn thì không nên sử dụng
- Phụ nữ cho con bú và trẻ em thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng dược liệu
- Nếu bệnh không thuyên giảm thì ngưng sử dụng và đến bác sĩ thăm khám nhé.
Bài viết trên thì Tấn Phát đã tổng hợp các thông tin về cây xấu hổ để cho các bạn tham khảo. Để sử dụng an toàn thì hãy tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ. Các bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều loại thảo dược qua trang web của Thảo Dược Tấn Phát là: https://thaoduocvn.net/.