THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Cỏ ngọt là gì? Tác dụng của cỏ ngọt? Nấu trà cỏ ngọt như thế nào?

Cỏ ngọt là một loại thảo dược có thể thay thế đường kính thông thường. Bởi chúng có hàm lượng đường cao gấp 300 lần nhưng lại rất tốt cho cơ thể. Vậy các bạn đã biết rõ về cỏ ngọt chưa? Dược liệu có những công dụng gì ? Cách sử dụng như thế nào? Các bạn hãy cùng Tấn Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cỏ ngọt là gì?

  • Tên khác: cúc ngọt, cỏ đường
  • Tên khoa học: Stevia rebaudiana (Bertoni) Hemsley
  • Họ: Cúc ( Asteraceae )
  • Cỏ ngọt là loại thực vật thân cỏ, sống lâu năm, kích thước nhỏ 100cm. Khi cây có tuổi đời từ 6 tháng tuổi trở lên thì phần gốc hóa gỗ. Cành phân tại gốc, cành non và lá đều có lông bao phủ. Lá mọc đối, mép lá có hình răng cưa. Hoa thường nở từ tháng 10 – tháng 2 năm sau. Hoa mọc ở ngọn cây, có 5 cánh nhỏ, có màu trắng ngà.
  • Cúc ngọt là loại thực vật có nguồn gốc từ thung lũng Rio Monday, đông bắc Panama, thuộc địa phận Trung Mỹ và Ấn Độ. Hiện nay trên thế giới có nhiều nước đã trồng được như là: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Mexico, Israel, Argentina, Brazil, Paraguay, Trung Quốc, ….
  • Thảo dược được du nhập vào nước ta trong vài năm trở lại đây (từ 1988). Chúng được trồng nhiều ở các tỉnh là Cao Bằng, Lâm Đồng, Hà Giang, Hà Tây với mục đích để chế biến thành trà thảo dược.
  • Bộ phận được dùng làm thuốc là phần lá và búp cây. Người dân có thể thu hái quanh nhưng phổ biến vào tháng 8 hằng năm. Người ta cắt phần lá non, rồi sàng lọc làm sạch kỹ càng rồi đem phơi khô làm thuốc và trà.
Cỏ ngọt là gì

Công dụng của cỏ ngọt:

Toàn thân của dược liệu mang vị ngọt và phần ngọt nhất nằm ở lá chét. Vì vậy nên cây mang nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như là:

Công dụng của cỏ ngọt
  • Ứng dụng trong ngành công nghiệp để làm thực phẩm, ướp hải sản khô, chế biến dấm rươu, các loại bánh kẹo, các món tráng miệng.
  • Giúp thanh nhiệt cơ thể
  • Giảm đau đầu, mất ngủ
  • Chống tăng lipid máu
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
  • Hỗ trợ điều hòa huyết áp
  • Giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch
  • Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch
  • Trị sâu răng
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Hỗ trợ rối loạn tiêu hóa
  • Giúp lợi tiểu
  • Giúp làm đẹp da
  • Giúp giảm cân hiệu quả
  • Làm giảm cảm giác thèm ngọt ở người béo phì

Cách sử dụng cỏ đường:

Pha trà cúc ngọt:

  • Chuẩn bị khoảng từ 8g – 12g lá cỏ ngọt khô đem hãm trà uống hàng ngày. Cách này giúp an thần, giảm căng thẳng, giảm stress.
Trà cỏ ngọt

Điều trị bệnh tiểu đường:

  • Nguyên liệu: 10g – 15g hoa cúc khô; cỏ ngọt 5g – 10g
  • Thực hiện: hoa cúc khô đem đi rửa nước lạnh rồi ngâm trong nước ấm từ 3p – 5p. Cỏ đường rửa sạch. Cho nguyên liệu vào ấm rồi cho 300ml nước sôi và đem đi hãm như trà xanh. Bạn có thể uống nóng, uống lạnh.

Điều trị cao huyết áp:

  • Nguyên liệu: 12g quyết minh tử, 10g hoa hòe, 6g cỏ ngọt, 4g hoa cúc.
  • Thực hiện: Quyết minh tử sao cháy còn hoa hòe sao vàng. Đem nguyên liệu đi rửa sạch rồi đem đi sắc uống.

Lưu ý:

  • Một số bạn khi dùng dược liệu thì sẽ gặp một số triệu chúng như là: buồn nôn, đau cơ, tê tay chân, chóng mặt,…
  • Cỏ ngọt dễ gây ra dị ứng với những bạn gặp phải vấn đề mẫn cảm cỏ phấn hương, hoa cúc, cúc vạn thọ, cúc tần.
  • Hạ huyết áp và hạ đường huyết đột ngột: Sử dụng cỏ đường liều lượng cao (trừ mục đích làm ngọt) sẽ dẫn đến tác dụng phụ hạ đường huyết. Vì thế, nếu bạn đang dùng thuốc tiểu đường thì hãy cẩn trọng khi sử dụng. Bên cạnh đó, liều lượng cao của cỏ đường còn có tác dụng phụ hạ huyết áp, hãy cẩn trọng với người dùng thuốc hạ huyết áp.

Có thể bạn quan tâm:

Mua lá cỏ ngọt ở đâu tại tphcm?