THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Củ tam thất nam ngâm mật ong: Cách nấu củ tam thất nam ngâm mật ong dễ dàng tại nhà ?

Củ tam thất nam đang là dược liệu nổi tiếng trong Đông y, đem đến nhiều lợi ích về mặt sức khỏe. Đây là dược liệu được quan tâm ngày nay bởi tác dụng cầm máu, chữa tiêu chảy, giảm đau bụng, đau nhức xương khớp…Tam thất nam ngâm cùng mật ong là một cách chế biến mới lạ, liệu có mang lại hiệu quả cho sức khỏe? Bài viết dưới đây Tấn Phát sẽ hướng dẫn bạn cách ngâm củ tam thất cùng mật ong tại nhà vô cùng đơn giản.

Củ tam thất nam ngâm mật ong
Củ tam thất nam ngâm mật ong

Giới thiệu về tam thất mật ong :

Tất cả bộ phận của cây tam thất đều được sử dụng làm thuốc, chúng nổi tiếng là cây có tác dụng hỗ trợ mất ngủ, an thần,..

Mật ong lấy từ mật ong rừng, sống hoang dã, không có sự can thiệp của con người, mùi thơm nồng, vị ngọt thanh đặc trưng

Khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau tạo ra một sản phẩm dinh dưỡng, được đánh giá cao trong y học và thường được sử dụng để thanh lọc cơ thể hằng ngày.

Công dụng của củ tam thất ngâm mật ong :

Trong củ tam thất có chứa Saponin, Cystein, Histidin, Axit Oleanolic, Triterpen…nhờ đó chúng có khả năng chữa trị các bệnh như : 

Công dụng của tam thất nam
Công dụng của tam thất nam
  • Tác dụng cầm máu và bổ máu
  • Bảo vệ tim mạch và não
  • Kích thích thần kinh trung ương, chống trầm uất
  • Giúp giải tỏa stress, giúp phục hồi hệ thần kinh và tăng cường trí nhớ
  • Chống lão hóa, ngăn ngừa lão hóa sớm
  • Phòng ngừa điều trị bệnh ung thư, điều trị u lành tính và u xơ tử cung
  • Điều trị bệnh viêm loát dạ dày, xuất huyết dạ dày
  • Hỗ trợ trị bệnh về tuyết giáp và viêm họng
  • Tăng cường chức năng hệ miễn dịch trong cơ thể, giúp cơ thể chống chọi được bệnh vặt
  • Hỗ trợ kháng khuẩn, vi sinh vật không xâm nhập vào cơ thể
  • Chữa suy nhược cơ thể, mệt mỏi, buồn nôn
  • Giúp làm đẹp da, đẹp dáng, làm mờ các vết thâm
  • Giúp da sáng mịn và tràn đầy sức sống hơn
  • Chống lão hóa sớm

Cách nấu củ tam thất nam ngâm mật ong dễ dàng tại nhà ?

Khi tiến hành ngâm củ tam thất nam với mật ong nên lựa chọn củ chất lượng, được mua tại các cửa hàng dược liệu uy tín, hoặc tại các vườn trồng dược liệu 

Nguyên liệu : 

  • Củ tam thất nam khô 500gr
  • Mật ong : 800-1000ml 
  • Hũ thủy tinh có dung tích 2 lít
 Cách nấu củ tam thất nam ngâm mật ong dễ dàng tại nhà ?
Cách nấu củ tam thất nam ngâm mật ong dễ dàng tại nhà ?

Cách làm : 

  • Bước 1 : Lấy củ tam thất mang đi rửa sạch, cạo bỏ vỏ, thái thành từng lát mỏng
  • Bước 2 : Hũ thủy tinh được rửa sạch, để ráo nước
  • Bước 3 : Xếp từng lát tam thất vào dưới đáy bình thủy tinh
  • Bước 4: Đổ mật ong ngập dược liệu, đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo
  • Bước 5 : Ngâm dược liệu trong vòng 1-2 tháng là có thể sử dụng 

Cách uống : 

  • Mỗi ngày, trước khi ăn sáng tầm 10-15 phút. Bạn lấy 2 thìa cafe tam thất mật ong cho vào ly, pha cùng nước ấm để uống, hoặc có thể nuốt trực tiếp. Dùng vào mỗi bữa sáng sẽ giúp thải độc cho cơ thể.

Có thể sử dụng tam thất nam sống không ?

Củ tam thất còn tươi không nên sử dụng, vì trong tam thất còn chứa độc tính. Nếu muốn sử dụng cần được qua chế biến bằng cách phơi khô, thái lát, ngâm rượu, ngâm mật ong, sắc thuốc,…Đây là những cách tốt nhất để giữ trọn vẹn được những dưỡng chất có bên trong tam thất tươi. 

Có thể loại bỏ vị đắng của tam thất nam không ?

Củ tam thất có vị đắng đặc trưng, ngọt ở hậu vị, khi sử dụng có thể làm bạn thấy khó uống. Tuy nhiên vị đắng của thảo dược chính là yếu tố quyết định đến thành phần dược liệu quý giá bên trong. Vì vậy để dung hòa vị đắng của củ, bạn có thể dùng để ngâm cùng mật ong cũng rất tốt.

Đối tượng không nên dùng tam thất ngâm mật ong :

  • Trẻ em dưới 12 tuổi không nên sử dung
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người có hệ tiêu hóa kém, bị tiêu chảy
  • Người có cơ địa nóng trong, thường xuyên bị nóng ruột gan, táo bón

Những đối tượng nên sử dụng tam thất ngâm mật ong :

  • Bệnh nhân đang đau nhức xương khớp, phong thấp 
  • Phụ nữ sau sinh có dấu hiệu stress, trầm cảm, bị băng huyết, rong kinh kéo dài
  • Người thường xuyên đau đầu, ăn uống kém, mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Người thường xuyên bị chảy máu cam
  • Phụ nữ đang có chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Người bị côn trùng, rắn cắn