Giải đáp thắc mắc
Hạt dổi chữa bệnh gì?
Mục Lục
Hạt dổi là một loại gia vị và dược liệu quen thuộc ở Tây Bắc. Vị thuốc này dùng để giúp tăng cường hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, trị phong thấp, giảm đau nhức xương khớp,… Ngoài ra thì hạt dổi còn nhiều công dụng khác mà chúng ta chưa biết. Các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm hạt dổi chữa bệnh gì?
Cây dổi hay hạt dổi
- Tên khác: Dổi Tây Nguyên, Dổi xanh, Dổi Bắc,…
- Tên khoa học: Michelia tonkinensis A. Chev.
- Họ: Ngọc Lan (Magnoliaceae).
- Cây dổi là loại thực vật cổ thụ sống lâu năm, từ 50-60 năm hoặc có thể lên tới cả trăm năm. Thân cây gỗ lớn, với chiều cao lên tới 20m, mọc thẳng đứng, bề mặt vỏ xù xì màu xám, có vết nứt dọc. Lá có hình thuẫn, thuôn dài, mặt trên nhẵn bóng có màu xanh, mặt dưới vàng nhạt, cuống dài. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, kích thước của hoa to, cuống hoa to có chứa lông. Qủa dổi mọc theo chùm, quả kép gồm nhiều đại khi chín thì hóa gỗ, dày và sẽ nứt theeo bụng thành 2 mảnh,vỏ bên ngoài xanh bóng, bên trong chứa từ 1-4 hạt. Hạt màu đỏ đậm, khi phơi khô chuyển dần sang màu nâu đen.
- Khi quả chín được tách làm đôi, chứa bên trong khoảng 1- 2 hạt dổi. Khi chín hạt có màu đỏ và sau khi phơi khô thì hạt sẽ chuyển sang màu nâu đen. Khi hạt rụng xuống thì người dân tiến hành thu hoạch. Hạt dổi được chia làm 2 loại là hạt dổi nếp và hạt dổi tẻ. Hạt dổi là loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn hằng ngày, đặc sản của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc.
- Đây là loại cây thân gỗ có giá trị kinh tế cao. Cây phân bố từ Lào Cai đến các tỉnh Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở nhiều vùng tại Việt Nam thì cây dổi được coi là cây gỗ bản địa chính để làm công tác trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên.
- Hạt dổi nếp thường được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn đem đi nướng rồi sử dụng.
![](https://thaoduocvn.net/wp-content/uploads/2023/12/hat-doi-3.jpg)
Thành phần hóa học
Theo nhiều nghiên cứu y học hiện đại mỗi bộ phận của cây chứa thành phần dinh dưỡng khác nhau như sau:
- Thân cây chứa chủ yếu chất camphor khoảng 23,8%.
- Vỏ cây có chứa các chất alcaloid khoảng 24%; tinh dầu ( trong tinh dầu có chứa 14,3% safrol; camphor 15,7%)
- Hạt và thịt quả có chứa tinh dầu chủ yếu, đặc biệt là tinh dầu safrol khoảng 70,2% và 72,9%.
- Hạt già có chứa hàm lượng tinh dầu cao hơn so với các hạt non và một số chất là alkanoid và flavonoid.
Hạt dổi trị bệnh gì?
Theo Đông y thì hạt dổi là loại dược liệu có mùi thơm, vị cay, tính ấm. Ngoài ra dược liệu còn mang lại nhiều công dụng trị bệnh như là:
![](https://thaoduocvn.net/wp-content/uploads/2023/12/hat-doi-tri-dau-nhuc-xuong-khop.jpg)
- Trị chứng đau nhức xương khớp, tê thấp
- Trừ phong thấp
- Chống thoái hóa khớp
- Tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột
- Trị đau bụng, ăn không tiêu
- Kích thích hệ tiêu hóa
- Chống tiêu chảy hay ngộ độc
- Chống ngộ độc rượu bia
- Trị cảm, cúm, ho có đờm
- Làm gia trị cho các món ăn
Cách sử dụng hạt dổi
Pha nước chấm
- Chẩm chéo: Nguyên liệu gồm có: muối, tỏi, ớt, gừng, hạt dổi, hạt mắc khén, rau thơm. Ớt đem đi nướng để giảm bớt vị hăng, mắc khén đem đi xay thành bột. Rau thơm rửa sạch, tỏi bóc vỏ, gừng cắt miếng nhỏ. Cho tất cả vào cối để giã thật nhỏ và mịn, càng nát càng ngon. Mắc khén chỉ nên cho 1 muỗng vào để để giã, phần còn lại thì trộn với bát chẩm chéo đã làm xong.
![](https://thaoduocvn.net/wp-content/uploads/2023/12/hat-doi-lam-gia-vi.jpg)
Giúp kích thích hệ tiêu hóa :
- Chuẩn 1 hạt dổi tươi, nhai trực tiếp và nuốt. Khi nhai sẽ có vị cay và hơi hắc như tiêu.
- Khi cho hạt dổi vào tiết canh sẽ giúp êm bụng, không bị tào tháo rượt.
Hạt dổi ngâm rượu
- Dùng 1kg hạt khô ngâm cùng 3 lít rượu trắng 40 độ
- Ngâm rượu ngập dược liệu trong 3 tháng. Mỗi lần uống 30ml trước các bữa ăn, lấy rượu ngâm để xoa bóp nơi đau nhức, kiên trì sử dụng bệnh sẽ thuyên giảm.
- Cách ngày giúp điều trị đau nhức xương khớp, trị viêm khớp, trị đau cột sống, giúp lưu thông khí huyết, giảm sưng viêm, trị thoát vị đĩa đệm,…
Xem thêm: Hạt dổi có mấy loại?
Lưu ý khi dùng hạt dổi chữa bệnh?
- Người bị tiêu chảy thì không nên dùng
- Người có cơ địa hàn lạnh thì không nên dùng.