Bài thuốc dân gian
Triệu Chứng Ho Khan Có Đờm Và Bật Mí Cách Chữa Trị
Mục Lục
Triệu Chứng Ho Khan Có Đờm Và Bật Mí Cách Chữa Trị
Theo các chuyên gia việc các giác quan như tai, mũi, họng có chức năng phản xạ với bụi bẩn, giúp tống khứ bụi bẩn ra khỏi cơ thể. Việc chúng bị tổn thương làm giảm chức năng hoạt động của cơ thể, mất cân bàng cuộc sống hằng ngày. Việc không điều trị bệnh kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khó lường và khó khăn hon trong việc điều trị bệnh. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm thông tin về ho khan và có đờm.
Ho có đờm, khan là gì ?
Ho khan là ho khô không có đờm . Thường xuất hiện khi tiếp xúc với môi trường khói bụi. Ho khan có nhiều mức độ khác nhau, lúc ho ít hoặc nhiều, lúc thì ho không ngừng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Ho có đờm là khi các dịch nhầy được tiết ra từ mũi, họng hoặc từ trong xoang. Thông thường lượng đờm tiết ra trong một ngày là khoảng 100 ml thường sẽ đào thải qua mũi họng hoặc đường tiêu hóa. Nếu để tình trạng ho kéo dài, không chữa dứt điểm sẽ ảnh hưởng tới cơ thể và gây ra bệnh mạn tính
Nguyên nhân dẫn tới ho khan, có đờm
- Do cảm lạnh
- Viêm mũi, xoang
- Viêm thanh quản
- Do mắc bệnh phổi mãn tính
- Trào ngược dạ dày và thực quản
- Hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích
- Ở trong môi trường khói bụi thường xuyên
Biến chứng từ việc ho có đờm lâu ngày
Phổi tắc nghẽn : Là căn bệnh có đường hô hấp gây khó thở do đường thở bị hẹp lại. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho có đờm trong nhiều ngày
Bệnh lao phổi : Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức ở vùng ngực, khó thở và đôi khi ho có đờm lẫn máu
Giãn phế quản : Có hai loại chính bao gồm giãn phế quản khô là ho ra máu và lặp lại nhiều lần. Giãn phế quản ướt gây ho có đòm mủ lâu ngày
Ung thư phổi : đi kèm với triệu chứng của bệnh như khó nuốt, đau ở ngực và khan tiếng
Phòng ngừa bệnh ho tái phát
- Không ở trong môi trường khói bụi
- Uống đủ 2 lít nước một ngày
- Bổ sung vitamin C
- Bổ sung các loại trái cây và rau xanh
- Không sử dụng các chất kích thích
- Không ăn đồ cay nóng hoặc uống nước lạnh
Thảo dược giúp điều trị căn bệnh ho
Thuốc tây là một tên gọi khá quen thuốc khi chúng ta mắc các bệnh. Nhưng dùng thuốc tây nhiều hoặc lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng như nóng gan và hiện tượng lờn thuốc. Phương pháp điều trị bằng các loại thảo dược giúp chúng ta không lo về tác dụng phụ mà còn yên tâm về độ lành tính của nó. Cây sa sâm là một loại thuốc đông y có tác dụng trị bệnh ho đờm, ho khan. Nếu muốn sử dụng loại cây này hãy tìm mua ở địa chỉ uy tín, chất lượng, tránh mua nhầm hàng héo, mốc, quá hạn sử dụng.
Một số bài thuốc điều trị ho
- Chữa phổi nóng ho lâu ngày: rễ nam sa sâm sắc nước uống thường xuyên.
- Chữa ho lâu ngày: Sa sâm 12g, mạch môn 9g, ngọc trúc 12g, sinh biển đậu 8g, tang diệp 8g, thiên hoa phấn 8g, cam thảo 4g, sắc làm nước uống
- Trị sốt, kèm khát khô, khó thở: Sa sâm 15g, tía tô 10g, cửu lý hương (sao vàng) 4g, gừng nướng 5 lát và 1 quả chanh non thái lát, tất cả đem sắc lấy nước uống, nên chia làm 2 lần uống. Hoặc: Mạch môn 20g, sa sâm 20g, cũng đem sắc lấy nước uống trong ngày.
- Trị ho có đờm, tức ngực, viêm phổi: 20g sinh địa, 16g sa sâm, 12g mạch đông, 12g ngọc trúc, sắc chung với nhau lấy nước uống trong ngày.
- Trị viêm phế quản: 20g sa sâm, 12g mỗi vị gồm biển đậu, thiên hoa, tang diệp, ngọc trúc và cam thảo 4g. Tất cả đem sắc lấy nước uống
Lưu ý khi dùng
- Người bị hư hàn nên dùng thận trọng
- Người ho cảm cúm không nên dùng
- Không nên dùng sa sâm với lê lô.