THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Lá dứa có độc không không và có mấy loại lá dứa?

Lá dứa là một trong những loại lá quen thuộc đối với chúng ta. Loại lá này thường được dùng để nấu trong nhiều món ăn và đây cũng là một vị thuốc trị bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây Dược Tấn Phát giúp cho các bạn biết thêm nhiều thông tin lá dứa có độc không và có mấy loại lá dứa?

Lá dứa là gì?

  • Tên khác: cây lá dứa nếp, cây lá thơm, cây dứa thơm, cây lá nếp thơm,…
  • Tên khoa học: Pandanus Amaryllifolius
  • Họ: Dứa dại – Pandanaceae.
  • Cây lá dứa là loại thực vật thân thảo, cao khoảng 30cm – 40cm. Cây mọc thành bụi lớn, không mọc đơn lẻ. Thân ngắn, mọc thẳng đứng, chia thành nhiều nhánh mọc thẳng đứng lên giống lưỡi mác. Rễ là rễ chùm, sinh trường trong điều kiện đất ẩm hay ở ven sông vùng ẩm ướt. Lá mọc tụ lại theo 1 đường gân ở dọc chính giữa lá. Lá có hình mác, dài dẹp, mỏng, không có gai, mép lá răng cưa. Mặt trên lá có màu xanh lục thẫm và nhẵn bóng, mặt dưới màu nhát, có gân lá và phủ thêm 1 lớp lông mịn.
  • Cây dứa thơm không có hoa cũng không có quả. Cây có mùi thơm dịu, thanh mát như mùi cốm nếp, cơm nếp mới, lá càng khô thì càng thơm.
  • Cây nếp phổ biến các quốc gia Đông Nam Á như là Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Do điều kiện thời tiết và khí hậu thích hợp như ở Việt Nam nên cây có thể phân bố ở cả 3 miền đất nước.
  • Cây dứa không mọc hoang nhiều nữa mà chủ yếu được trồng trọt để phục vụ cho chế biến bánh kẹo, hương liệu nấu ăn, trà lá sâm dứa và làm dược liệu trị bệnh.
  • Lá thơm phát triển tốt quanh năm nên người dân có thể thu hoạch thân lá của cây để sử dụng quanh năm. Người dân thường chọn những lá cây đã già, dài và dày, màu xanh sẫm hơn để thu hoạch. Lá thu hoạch về rửa sạch để đẩy hết bụi đất bám vào bẹ lá và sử dụng. Để ráo nước, rồi phơi ở nơi thoáng mát nhưng không cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào và để khô dần sao cho vẫn còn màu xanh lục của lá.
Lá dứa

Phân loại cây lá dứa

Có 2 loại cây lá dứa chủ yếu thường thấy là:

  • Cây lá dứa lá đốm: Lá dạng kiếm, bên méo viền và có màu vàng trắng
  • Cây lá dứa gai đỏ: Lá dạng hình kim to bản, dạng kiếm, dài khoảng 80cm – 120cm, rộng 4cm – 8cm. Viền lá và gân chính phía dưới có gai nhọn đỏ.

Thành phần dinh dưỡng

  • Lá dứa thơm chứa hương xạ đặc trưng được ra từ 1 loại enzym không bền vững dễ oxy hóa. Ngoài ra thì lá dứa còn nhiều chất như là: Chất xơ, 2-Axetyl – 1 – Pyrrolin, Alkaloid, nước, Glycosides, 3-Metyl-2 (5H) – Furanon,…

Lá dứa có độc không? Công dụng trị bênh:

Theo nhiều nghiên cứu thì lá dứa có vị nhạt, tính ôn có mùi thơm, lành tính và không có độc. Đây cũng là một vị thuốc mang lại nhiều công dụng trị bệnh như là:

Lá dứa có độc không?
  • Giúp an thần, chống trầm cảm
  • Bảo vệ hệ thần kinh
  • Điều trị đau nhức xương khớp
  • Giảm tê mỏi chân, sưng khớp, trị gout
  • Giải cảm, giảm ho
  • Điều trị phong hàn
  • Điều trị tiểu đường
  • Giảm tình trạng bị chuột rút
  • Giúp ổn định đường huyết
  • Điều trị viêm phế quản
  • Giúp làm đẹp da, dưỡng trắng
  • Giúp dưỡng tóc, sạch gàu, mềm mượt

Tham khảo: Bán sỉ lẻ lá dứa tại HCM

Lưu ý khi sử dụng

  • Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 1 – 2 lá cây dứa tươi để phù hợp với mỗi bài thuốc để phù hợp với người bệnh.
  • Các bạn sử dụng lá dứa tươi  phải ngâm rửa với nước muối, rửa nhiều lần cho sạch bụi, giải thuốc trừ sâu, hóa chất bám vào thân cây.
  • Phụ nữ mang thai có thể sử dụng lá dứa vì giúp an thần, giúp làm đẹp, giúp giảm căng thẳng,… không lạm dụng quá nhiều.
  • Các bài thuốc từ lá dứa cần thời gian để phát huy tác dụng của dược liệu.
  • Tùy vào cơ địa thì mỗi người mà bài thuốc phát huy công dụng theo thời gian.
  • Người bị lao phổi, huyết áp thấp thì nên hỏi ý kiến các chuyên gia, bác sĩ trước khi dùng.