Giải đáp thắc mắc
Lá xông cảm cúm cho bà bầu gồm những gì?
Mục Lục
Hiện nay có rất nhiều phương trị cảm cúm hiệu quả. Đặc biệt là phương pháp xông hơi dễ làm, dễ kiếm nguyên liệu, dễ thực hiện. Nhưng đối với bà bầu liệu có thể sử dụng phương pháp xông hơi này? Lá xông cảm dùng cho bà bầu gồm những gì? Các bạn cùng với Tấn Phát tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Bà bầu có xông hơi được không?
- Trong thời kỳ mang thai thì sức khỏe của các bà bầu luôn yếu hơn mức bình thường. Vì vậy nên các bà bầu có thể mắc nhiều bệnh dịch và đặc biệt là bệnh về đường hô hấp, nhất là bệnh cảm.
- Khi mắc bệnh cảm cúm thì sẽ có các triệu chứng như là: đau đầu, sốt cao, nghẹt mũi khó thở, mệt mỏi, đau họng, đau ngực, ho,… Và tùy theo thể trạng từng người thì bệnh có thể thuyên giảm sau từ 5 – 7 ngày hoặc là kéo dài hơn nếu sức khỏe kém.
- Xông hơi giải cảm là phương pháp được thực hiện bằng cách chùm chăn kín lên toàn bộ cơ thể và từ từ hé mở nồi nước xông để hơi nước nóng thoát ra. Theo các chuyên gia bác sĩ thì bà bầu không nên xông hơi toàn thân làm cho nhiệt độ tăng cao và gây ra những tác động không tốt cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi.
- Nhưng các bà bầu chỉ nên xông hơi phần mặt và không nên xông hơi toàn thân. Các mẹ bầu chỉ cần xông hơi mặt, xông hơi da đầu, xông hơi mũi họng.

Các loại lá xông cảm cho bà bầu gồm những gì?
Sả
- Sả là 1 trong 10 vị thuốc an toàn trong y học cổ truyền. Sả có vị cay, tính ấm nên dễ đi vào phổi và vị giúp giải cảm, sát khuẩn, tiêu đờm, giảm sưng đau, tốt cho hệ tiêu hóa.
Lá bưởi
- Lá bưởi là dược liệu có vị cay, đắng; tính ấm và có mùi thơm giúp trừ hàn hiệu quả, giảm đau, thông kinh lạc, trị ho tiêu đờm,… Ngoài dùng để xông hơi thì các mẹ bầu có thể lấy lá bươi để nấu nước uống.
Bạc hà
- Bạc hà là dược liệu có vị cay, tính mát dễ đi vào tâm, phế. Đây là 1 vị thuốc giải cảm, hạ sốt hiệu quả trong y học cổ truyền. Tinh dầu từ bạc hà có mùi thơm nhẹ, dễ chịu và dễ khuếch tán.

Hương nhu
- Hương nhu là dược liệu có vị cay, tính hơi ôn. Dược liệu trị đau đầu, trị đau bụng đi ngoài, trị cảm nắng,… Các mẹ bầu có thể kết hợp hương như với nhiều loại thảo dược khác để xông hơi giải cảm hoặc để trong nón để đi đường giúp tránh đau đầu.
Lá tre
- Lá tre là dược liệu có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lành giúp thanh nhiệt, giảm sốt, lợi tiểu và nhất là xông hơi trị cảm.
Lá tía tô
- Lá tía tô có vị cay, tính ôn giúp kích thích tiết mồ hôi, trừ lạnh, an thai, giải độc từ hải sản. Các mẹ bầu sử dụng lá tía tô xông hơi và có thể dùng để nấu ăn hiệu quả.
Lá ngải cứu
- Lá ngải cứu là dược liệu có vị đắng, cay, tính ấm giúp an thai, giảm đau, khứ hàn. Ngoài giải cảm thì dùng để điều hòa kinh nguyệt, trị suy nhược cơ thể, chống buồn nôn, trị chóng mặt, trị động thai,…
Cách dùng lá xông giải cảm cho bà bầu
- Chuẩn bị các loại lá như là: ngải cứu, hương nhu, bạc hà, lá tre, sả, chanh, gừng,…. mỗi loại khoảng 10g
- Nguyên liệu làm sạch rồi cho vào nồi đun với 500ml nước và đun trong từ 3 – 5p để sôi thì tắt bếp.
- Chuẩn bị 1 cái khăn để trùm lên đầu để xông. Bạn mở nắp từ từ để hơi nóng thoát ra thì dần dần thì các bầu hít thở thật đều. Xông trong từ 5-10p cho tới khi mồ hôi ở mắt thoát ra. Cuối cùng thì lấy khăn lau cho khô mặt. Các mẹ bầu nên uống thêm 1 ly nước chanh với muối để cung cấp năng lượng.

Tham khảo: Cách nấu nước xông giải cảm?
Lưu ý
- Thời gian sử dụng xông mũi cho bà bầu chỉ khoảng 10 – 15p thì không nên xông trong thời gian dài.
- Nếu sức khỏe yếu thì mẹ bầu không nên dùng phương pháp xông mũi vì có thể gây chóng mặt, ngạt thở
- Không xông lá khi ở nhiệt độ cao vì có thể gây bỏng gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu.
- Chỉ nên xông với diện tích cơ thể càng nhỏ càng tốt hoặc là chỉ nên xông vùng mũi.
- Các nguyên liệu tự nhiên thì cần đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.
- Vào 3 tháng đầu thai kỳ thì không nên xông mũi.