Giải đáp thắc mắc
Lá xông giải cảm gồm những gì? Các loại lá xông cảm lạnh?
Mục Lục
Cảm lạnh hay cảm cúm là bệnh lý thông thường. Hiện nay có rất nhiều phương pháp để hỗ trợ trị cảm hiệu quả. Đặc biệt có thể sử dụng lá xông cảm để giải cảm nhanh hiệu quả. Vậy lá xông cảm gồm những gì? Những loại lá xông cảm lạnh? Tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
Lá xông cảm gồm những gì?
- Lá xông cảm là phương pháp trị bệnh sử dụng lâu đời giúp cơ thể tiết ra mồ hôi và giúp phục hồi sức khỏe.
- Vào thời tiết giao mùa với độ ẩm cao nên rất thuận lợi cho các cảm cúm để phát triển. Người dân thường mua thuốc trị cảm và thuốc kháng sinh về uống.
- Theo quan niệm chữa bệnh nhân gian và nhiệt độ cơ thể ổn định là nhờ sự lưu thông ở tuyến da. Khi bị cảm thì lỗ chân lông bị hàn tà bít lại gây tắc lại. Nhiệt độ tăng lên, gây ra chứng sốt, đau đầu, đau họng,…
- Khi xông các loại thảo dược giúp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thẻ ra ngoài, giúp sát khuẩn cơ thể, hỗ trợ điều trị cảm sốt, gây đau nhức ê ẩm người.
- Theo đó trong túi xông xảm có chứa tới 12 vị thảo dược gồm có: xuyên tâm liên, quế, vỏ bưởi, hương nhu, lá sả, bạc hà, gừng, vỏ bưởi, kinh giới, tía tô,….
Công dụng của lá xông cảm
Nguyên liệu thường dùng để xông hơi điều trị dễ dàng tìm để sử dụng mà những loại dược liệu này có rất nhiều công dụng trị bệnh như là:
- Lá bạc hà giúp sát khuẩn, kháng viêm, giảm nhức đầu, đau họng, sổ mũi.
- Lá tía tô trị cảm mạo, trừ phong
- Lá sả và tre trị cảm, tăng tiết mồ hôi giúp giảm sốt, tiêu đờm, sát khuẩn, giải nhiệt, giúp làm ấm bụng, giảm đau bụng, tiêu chảy, trị ho,…
- Quế giúp giữ ấm cơ thể và chống vi khuẩn, vi rút.
- Xuyên tâm liên giúp kháng khuẩn, kháng virus
- Vỏ bưởi trừ cảm, trị ho sốt, trị nhức đầu
- Kinh giới giảm đau nhức đầu, ê ẩm, chống sốt nóng
- Hương nhu giảm đau đầu, kích thích mồ hôi, trị cảm nắng.
- Khi xông hơi các tinh chất tiết ra giúp giải nhiệt, tăng tiết mồ hôi, giúp sát khuẩn
- Trị nhức đầu, giải cảm mạo
- Tăng cường kích thích mồ hôi hoạt động để đào thải
- Tinh dầu tiết ra giúp làm thông mũi, họng, chống viêm, giảm đau,…
Cách nấu nước xông cảm
Nguyên liệu: mỗi loại 1 nắm to gồm: hương nhu, ngải cứu, tía tô, lá bưởi, vỏ bưởi, lá tre, bạc hà, lá sả,…..
Thực hiện:
- Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch và cho vào nồi đổ nước xâm xấp, đun nhỏ lửa cho sôi trong 10 – 15p thì cho thêm bạc hà vào đun tiếp cho sôi trở lại.
- Các bạn chọn nơi kín đáo không có gió thổi, cởi quần áo và trùm chăn kín đầu. Các bạn từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, không nên để quá đột ngột cơ thể dễ bị sốc, xông khi nào mồ hôi ướt đầm chảy ròng ròng mới thôi. Sau khi xông xong thì mở chăn để cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy nước tắm nhanh rồi lau khô và tắm với nước ấm. Sau đó mặc quần áo, đắp chăn nằm nghi. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
Lưu ý
- Không xông hơi quá 20p. Mỗi ngày trung bình thực hiện 1 – 2 lần là đủ.
- Tránh xông hơi toàn thân khi bị cảm nhưng tăng tiết mồ hôi quá nhiều. Nhưng trường hợp này bạn có thể xông hơi cục bộ
- Người mất nước do tiêu chảy và sốt cao kéo thì không nên xông hơi
- Người bị sốt xuất huyết hay sốt siêu vi thì không nên dùng lá xông hơi
- Phụ nữ có thai, người bị suy nhược sau khi bệnh nặng, người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao thì cần cân nhắc trước khi xông.
- Nên lau khô mồ hôi sau khi xông. Tránh gió lùa, nếu không cơ thể dễ bị nhiễm lạnh
Đối tượng không nên xông hơi trị cảm
- Người có thể trạng suy nhược
- Người cao tuổi già yếu
- Người bị sốt xuất huyết, tiêu chay, mắc bệnh ngoài da, vừa uống nhiều rượu bia xong.
- Người sốt cao không khát nước, không sợ lạnh mà sợ nóng, ra nhiều mồ hôi
- Người bị sốt siêu vi
- Người có bệnh về tim mạch, cao huyết áp