THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Một Vài Bài Thuốc Chữa Động Thai Cho Mẹ Bầu

Một Vài Bài Thuốc Chữa Động Thai Cho Mẹ Bầu

Động thai là một dấu hiệu sảy thai ở mẹ bầu. Đây là một tình trạng hết sức nguy hiểm cho thai nhi và cả thai phụ. Đây là hiện tượng xảy ra khi có một vài bất cẩn nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày, ăn uống, vận động. Đây là mối đe doạ của mẹ bầu, với thói quen luôn vận động và tác động mạnh khi chưa mang thai làm thai nhi bên trong bụng bị dọa đó là điều mẹ không ngờ đến. 

Động thai ( dọa sảy thai ) là gì ?

Là hiện tượng thai nhi bên trong bụng mẹ vẫn còn sống và chưa ra khỏi buồng tử cung. Đi kèm với nó là các triệu chứng ở người mẹ như xuất hiện máu ở âm đạo, mỏi vai, đau bụng hoặc đau bụng dưới to lên. Đây là triệu chứng của dọa sảy thai và thường xuất hiện ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Đừng nên chủ quan mà hãy tìm gặp bác sĩ khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể khi mang thai.

động thai ở thai nhi

Yếu tố động thai phổ biến hiện nay

Có rất nhiều yếu tố gây ra xảy thai ngày nay. Theo thống kê đây là những hiện tượng hay mắc phải để các mẹ cần tránh 

  • Thai nhi có bất thường về gen và nhiễm sắc thể
  • Nhau thai gặp bất thường
  • Mẹ mang thai đã lớn tuổi
  • Mẹ mắc bệnh tiểu đường
  • Lạm dụng đồ uống có cồn, thuốc lá và các chất kích thích
  • Dùng nhiều hơn 200mg caffeine mỗi ngày 
  • Suy nhược cơ thể khi mang thai
  • Tập thể dục quá sức
  • Tác động mạnh vào vùng bụng 
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Không đủ dinh dưỡng nuôi thai nhi
  • Mẹ luôn có tình trạng căng thẳng khi mang thai

Dấu hiệu thường gặp ở động thai

  • Ra máu ở âm đạo bất thường
  • Đau bụng dưới liên tục và âm ỉ
  • Có dịch màu hồng ở âm đạo 
  • Nôn ói nhiều hơn
  • Ít thấy dấu hiệu cử động của thai nhi khi đang phát triển 
  • Ra nước ối khi đang mang thai 
  • Đau đầu thường xuyên
  • Thường xuyên thấy mệt mỏi
  • Tinh thần không ổn định
  • Chuột rút nhiều khi mang thai
  • Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều lần
  • Huyết áp quá cao hoặc thấp ở mẹ bầu 

Phải làm gì khi động thai ở thời kỳ này ?

  • Mẹ cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dưỡng chất
  • Uống thuốc an thai theo chỉ định của bác sĩ
  • Tránh tác động lên bụng, xoa bóp bụng vì đang trong thời kỳ nhạy cảm
  • Không nên quan hệ tình dục trong thời điểm này
  • Không thăm khám vùng âm đạo nhiều sẽ kích thích cổ tử cung
  • Nên chọn thực phẩm dễ tiêu, ít dầu mỡ và ăn nhiều chất bổ
  • Cấm thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khi mang thai 
  • Khi động thai cần nằm nghỉ ngơi để đảm bảo cho thai nhi 
  • Nằm nghiêng về bên trái và chân trái duỗi thẳng, chân phải gấy lại là tư thế tốt cho thai nhi 
  • Không thức khuya
  • Tránh vận động mạnh 

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 

-Cháo cá chép, cháo đậu đen dây tơ hồng, cháo đậu đen gạo nếp, cháo bí đỏ, cháo gà gạo nếp

-Nước lá khoai sọ, nước hạt sen trần bì tía tô, nước lá sen, nước sinh địa hoàng

sinh địa hoàng- tấn phát

An thai bằng thuốc thảo dược 

Ngoài uống theo đơn thuốc mà bác sĩ đã kê. Mẹ bầu có thể sử dụng vài loại thảo dược hỗ trợ bao thai khỏe mạnh. Trong đó , sinh địa hoàng có khả năng an thai rất tốt cho mẹ bầu đang trong thời kì nhạy cảm, vừa giữ được tinh thần tốt vừa giúp bào thai khỏe mạnh, phát triển. Hãy chọn lựa nơi mua bán sinh địa hoàng an toàn để tránh mua về hàng mốc, kém chất lượng

Một vài bài thuốc về sinh địa hoàng giúp an thai 

 Hỗ trợ chữa động thai ra máu ngoài : 

Chuẩn bị : 

  • Sinh địa hoàng (12g)
  • Thục địa (12g)
  • Hoài sơn(12g)
  • Tục đoan (12g)
  • Bạch thược (8g)
  • Hoàng bá (8g)
  • Cam thảo(6g)
  • Đem rửa sạch và sắc thành thuốc uống trước khi ăn, mỗi ngày uống 3 lần
  • Chữa động thai 
  •  Sinh địa hoàng(40g)
  • can khương bào mỏng (40g)

Đem nguyên liệu đi tán thành bột min. Mỗi ngày lấy 1 thìa pha với rượu, chia làm 3 lần uống.

Động thai do khí hư 

  • Đảng sâm (15g)
  • Tục Đoan (12g)
  • Bạch thược(9g)
  • Sinh địa hoàng ( 12g )
  • Phục linh (12g)
  • Ngải diệp ( 9g)
  • Xuyên khung ( 5g)
  • Sinh hoàng kỳ (24g )
  • Bạch truật (9g)
  • A giao châu ( 9g )
  • Đương qui (9g)
  • Chích cam thảo (4g)

Sắc thành thuốc uống. Dùng trước khi ăn ngày 3 lần 

Lưu ý khi dùng 

  • Không dùng chung với phục tử sẽ gây ra tác dụng phụ ngược lại
  • Khi có triệu chứng dị ứng thì cần ngưng thuốc 
  • Những người đi ngoài lỏng, kén ăn, bụng đầy chướng không nên dùng