Giải đáp thắc mắc
Ngày Quốc khánh 2/9/1945: Nguồn gốc và Ý nghĩa lịch sử
Mục Lục
2 tháng 9 năm 1945 – Một ngày trọng đại
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là một ngày quan trọng trong lịch sử thế giới. Đó là ngày Đế quốc Nhật Bản kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện. Chấm dứt một cuộc đại chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại kéo dài suốt 2194 ngày. Mở đầu cho một kỷ nguyên mới và một cuộc chiến tranh lạnh giữa 2 cường quốc Hoa Kỳ và Liên Xô gây ảnh hưởng đến cả tình hình địa chính trị trên thế giới kéo dài gần 45 năm.
Còn đối với người Việt ta, đây là đánh dấu bắt đầu một giai đoạn lịch sử 30 năm hào hùng nhưng không kém phần gian khổ và đau thương. Đó là ngày Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, ngày 2 tháng 9 đã trở thành ngày Quốc khánh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đến tận bây giờ.
Bối cảnh lịch sử dẫn đến ngày 2 tháng 9 năm 1945
Thế giới
Năm 1945, mặt trận Thái Bình Dương đang dần đến hồi kết. Tháng 3, 1945 tại Đông Dương, Đế quốc Nhật đảo chính Toàn quyền Đông Dương, kiểm soát toàn bộ thuộc địa Đông Dương của Pháp để phục vụ cho chiến tranh.
Vào tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật đã mất hết các lãnh thổ Thái Bình Dương của mình vào tay Hải quân Mỹ và Đồng minh. Tại Mãn Châu, hơn 1.500.000 quân Liên Xô và Mông Cổ tràn xuống xâm lược vùng thuộc địa Mãn Châu của Nhật Bản. Nhưng Hirohito vẫn chưa có ý định đầu hàng.

Để buộc Nhật Bản đầu hàng nhanh và tránh việc đổ thêm máu người Mỹ trên đất Nhật. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Không quân Mỹ đã thả một quả bom hạt nhân – một loại vũ khí hủy diệt mới được phát minh – lên thành phố Hiroshima. Vụ nổ tương đương với 15 kiloton thuốc nổ TNT đã phá hủy và làm thiệt hại hơn 92% thành phố với khoảng gần 2/3 dân số Hiroshima bị thiệt mạng. 3 ngày sau, Nagasaki cũng chịu số phận tương tự với khoảng 64000 người thiệt mạng. Tuy nhiên do địa hình đồi núi nên Nagasaki đã không hứng chịu quá nhiều thiệt hại so với địa hình bằng phẳng của Hiroshima.
Sau 1 tuần tranh cãi, ngày 15 tháng 8, 1945, nội các, chính phủ và Nhật Hoàng Hirohito đã quyết định chấp nhận điều kiện của hiệp định Postdam và đầu hàng không điều kiện. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, đoàn đại biểu Nhật Bản ký văn kiện đầu hàng trên chiến hạm USS Missouri đang thả neo tại vịnh Tokyo, chính thức kết thúc mặt trận Thái Bình Dương cũng như cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2.
Tại Việt Nam, cách mạng Tháng 8 bùng nổ
Khi tin đồn lực lượng Nhật tại Đông Dương đang chuẩn bị buông súng đầu hàng. Tận dụng cơ hội, nhân dân đã xuống phố tụ tập biểu tình, bãi công, bạo động ở nhiều nơi. Từ ngày 12 tháng 8, tức 3 ngày trước khi Nhật Bản đồng ý đầu hàng. Các đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh đã được huấn luyện tinh nhuệ bởi các đặc vụ OSS (tiền thân của CIA) Mỹ. Lần lượt tiến đánh các đồn quân Nhật tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái,… và hỗ trợ nhân dân các tỉnh này tiến lên giành chính quyền tại các tỉnh lỵ.
Ngày 13 tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào. Dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, có sự tham gia của Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng, … Đã nhận định rằng điều kiện cho Tổng khới nghĩa đã chín muồi, ra lệnh chuẩn bị lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.
Từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 8, 1945, nhiều nơi trên khắp cả nước dù chưa nhận được lệnh nhưng căn cứ vào tình hình hiện tại và chỉ thị “Nhựt – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. đã quyết định đứng dậy khởi nghĩa.
Sáng ngày 19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Chỉ đạo khởi nghĩa ở Hà Nội có Nguyễn Khang, Trần Tử Bình, Nguyễn Quyết.

Trong các ngày tiếp theo, Việt Minh kiểm soát lần lượt các thành phố lớn trên phạm vi cả nước như Huế (23 tháng 8), Sài Gòn (25 tháng 8). Ngày 25 tháng 8, Hoàng đế Bảo Đại đọc Tuyên ngôn Thoái vị, chấm dứt sự cai trị bù nhìn của Nhà Nguyễn cũng như chế độ quân chủ tại Việt Nam. Đến ngày 30 tháng 8, cuộc khởi nghĩa thành công trên cả nước. Việt Minh đã giành được chính quyền toàn quốc, Cách mạng Tháng 8 kết thúc thắng lợi!
Tuyên ngôn Độc lập
Cách mạng tháng 8 thành công, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc trở về căn gác số 48 Hàng Ngang, Hà Nội để nghỉ ngơi và soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc Lập trong 2 ngày 28 và 29 tháng 8. Bác quyết định chọn ngày 2/9/1945 để đọc Tuyên ngôn Độc lập vì ngày đó nhằm vào ngày Chủ nhật, người dân sẽ nghỉ làm và sẽ có thời gian đến Quảng trường Ba Đình. Ngoài ra đó cũng là ngày Đế quốc Nhật chính thức ký thỏa thuận đầu hàng quân Đồng minh và lá cờ Nhật sẽ bị hạ xuống, qua đó thể hiện rõ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia độc lập.
Chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, hơn 50 vạn người dân Hà Nội đã tụ họp tại quảng trường Ba Đình chào mừng thành lập chính phủ mới. Thay mặt cho toàn thể chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mở ra một trang sử mới trong lịch sử Việt Nam.

Quốc khánh 2024 được nghỉ bao nhiêu ngày?
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, chương 1, điều 13, mục 4 khẳng định: “Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945”
Năm 2024, nước Việt Nam sẽ kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9. Đây là dịp để toàn dân tộc nhớ lại ngày lịch sử khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình vào năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngoài ra đây cũng là dịp để mọi người trên đất nước Việt Nam cùng nhớ tới những công lao hy sinh to lớn của các cha ông đi trước. Nhớ lại chặn đường lịch sử gian khổ và hào hùng, từ đó dân ta càng phải tiếp tục xây dựng và bảo vệ tổ quốc phát triển hơn nữa.
Theo Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 thì lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 2024 như sau:
*Đối với Công chức, viên chức
Công chức, viên chức nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8/2024 đến hết thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 02 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, 02 ngày nghỉ hằng tuần
*Đối với người lao động
Nghỉ lễ thứ Hai ngày 02/9/2024 Dương lịch và lựa chọn 01 trong 02 ngày: Chủ Nhật ngày 01/9/2024 hoặc thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch.
Như vậy, sẽ có 02 phương án nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 2024 như sau:
– Phương án 1: thứ Hai ngày 02/9/2024 Dương lịch và Chủ Nhật ngày 01/9/2024 Dương lịch.
– Phương án 2: thứ Hai ngày 02/9/2024 Dương lịch và thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch.
Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động.

Quốc khánh 2024 Tấn Phát có khuyến mãi gì?
Để kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2024, Tấn Phát có khuyến mãi giảm 30% cho các sản phẩm để khách hàng có cơ hội mua sắm và trải nghiệm nhiều sản phẩm hơn. Công ty dược liệu THAPHACO xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của khách hàng trong suốt thời gian qua.