THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Nguồn gốc, lịch sử và ý nghĩa của Tết Trung thu – Tết Thiếu nhi

Sơ lược lịch sử, nguồn gốc của Tết Trung thu

Tết Trung thu, hay còn được biết với các tên khác như Tết Thiếu nhi, Tết trẻ con, Tết hoa đăng,…. Đúng như tên gọi của nó, đây là dịp lễ dành cho thiếu nhi nhằm vào ngày Rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Là một lễ hội văn hóa truyền thống có mặt tại những quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Đài Loan và Singapore. Đây là một lễ hội văn hóa lâu đời bắt nguồn từ Trung Quốc.

Lễ hội Trung thu có lịch sử hơn 3000 năm, được tổ chức vào đêm trăng tròn. Có 3 truyền thuyết liên quan đến Trung thu phổ biến nhất đó là Hằng Nga (chị Hằng) và Hậu Nghệ, truyền thuyết vua Đường Minh Hoàng tại Trung Quốc và cổ tích chú Cuội Việt Nam.

Từ “Trung thu” xuất hiện đầu tiên trong bộ sách tổng hợp các nghi lễ từ thời Tây Chu (1046-771 TCN) có tên là Chu Lễ. Trong triều đình, Trung thu là lễ tế thần Thái Âm Tinh Quân. Điều này vẫn đúng trong Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. Việc đón Tết Trung thu như một lễ hội trở nên phổ biến từ thời nhà Đường. Tết Trung thu sau đó du nhập vào Đại Việt. Từ thời nhà Lý đã tổ chức Tết Trung thu như một lễ hội.

Tết Trung thu tại Việt Nam

Theo Phan Kế Bính (hiệu là Bưu Văn, một nhà báo, nhà văn, sử học nổi tiếng Việt Nam đầu thế kỷ 20) trong sách Việt Nam phong tục, “dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi…”

Tết Trung thu là dịp người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cung tổ tiên vào buổi tối khi trăng Rằm vừa lên cao. Mọi người thường biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô,… bánh trung thu để bày tỏ lòng biết ơn, tình cảm của mình. Ngoài ra, người Việt ta còn tổ chức múa lân, rước đèn, bày cỗ,… là một phần trong lễ hội Trung thu

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa!

Học sinh tại Phan Thiết đang diễu hành mừng tết Trung thu

Những hoạt động phổ biến trong Tết trung thu ở Việt Nam

Rước đèn

Tục rước đèn có từ thời nhà Tống tại Trung Quốc. Riêng với người Việt Nam, Đèn Trung Thu chủ yếu là để phục vụ nhu cầu vui chơi cho trẻ em là chính. Tại các vùng nông thôn, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp xóm, thôn trong đêm trung thu. Tại các đô thị, chính quyền địa phương hoặc đoàn thanh niên địa phương sẽ phát động lễ hội rước đèn tại địa phương. Ví dụ như tại Phan Thiết (Bình Thuận), người ta tổ chức rước đèn quy mô lớn với hàng ngàn học sinh tiểu học và trung học cơ sở diễu hành khắp các đường phố. Tại Tuyên Quang cũng có lễ hội rước đèn lớn, huy động hoàn toàn từ sự sáng tạo của người dân, từng làng từng xóm và chưa bị thương mại hóa.

Trẻ em rước đèn ông sao

Múa lân

Múa lân (hay múa sư tử) thường được tổ chức vào trước tết trung thu và nhộn nhịp nhất vào 2 đêm 14 và 15 tháng 8 âm lịch. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà. Vì thế lễ hội múa lân thường được rất nhiều người dân Việt Nam hưởng ứng tham gia.

Múa lân trên đường phố Sài Gòn

Tục tặng quà

Tết Trung thu người ta thường tặng quà cho nhau. Những món quà đó là những hộp bánh, lồng đèn, tiền mặt, quần áo. Các cơ quan, doanh nghiệp cũng có những quà tặng dành cho khách hàng, cán bộ, công nhân viên. Đối tượng tặng quà của người lớn thường là các bề trên như cha mẹ, cấp trên, những người cần nhờ vả, thầy cô giáo hoặc cũng có thể hàng xóm, bạn bè hoặc con cháu trong nhà. Thường đối tượng nhận quà càng quan trọng thì giá trị món quà phải càng cao.

Bánh trung thu thường được dùng làm quà tặng trong dịp Trung thu

Ngắm trăng

Hiện nay, các bạn trẻ thường ngắm trăng vào đêm trung thu vì đây là thời điểm trăng tròn và sáng nhất vào giữa đêm

Đồ chơi trung thu

Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu. Tại Việt Nam, những nơi như tỉnh Tuyên Quang[15], thành phố Hội An và Thành phố Hồ Chí Minh (phố lồng đèn Lương Nhữ Học ở Quận 5) nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày tết Trung Thu. Ngày nay, phần lớn đồ chơi trung thu hầu hết đều có xuất xứ từ Trung Quốc, điều này khiến cho chất lượng các món đồ chơi không còn bền và đẹp như các sản phẩm thủ công Việt Nam thời trước.

Ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Bố mẹ mua hoặc làm đèn lồng, đèn ông sao treo ở trong nhà và để các con đi rước đèn. Cỗ mừng Trung thu gồm bánh trung thu, bánh kẹo và các loại hoa quả khác nhau. Đây là dịp để con cháu hiểu được sự thương yêu, chăm sóc của ông bà, cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế mà tình yêu gia đình ngày càng thêm gắn bó.

Lễ hội Trung thu tại Tuyên Quang

Những ưu đãi tại THAPHACO vào dịp Tết Trung thu

Hòa mình vào mùa Tết trung thu với nhiều khuyến mãi khủng khi mua hàng tại THAPHACO. Những sản phẩm như: bột đậu xanh, bột matcha, hạt sen, bột đậu nành,… là những sản phẩm được giảm giá hấp dẫn nhất trong mùa lễ này. Ưu đãi áp dụng cho cả cửa hàng trực tiếp, website và mọi cửa hàng online của THAPHACO trên các sàn thương mại điện tử. Đây là dịp mà khách hàng nên mua những sản phẩm tại THAPHACO để dành tặng cho người thân, bạn bè để bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn của mình đối với họ.

Thời gian áp dụng: từ ngày 15 đến hết ngày 22 tháng 9 năm 2024.