Sức Khỏe
Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Burnout
Mục Lục
Burnout là một tình trạng kiệt quệ tinh thần trong công việc trong xã hội bận rộn hiện nay. Và người trẻ thường là bộ phận thường gặp phải tình trạng này. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này ? Cách phòng tránh để không mắc phải tình trạng Burnout là gì? Các bạn cùng với Tấn Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Burnout là gì? Nguyên nhân chính gây nên burnout
Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ( WHO ) thì tình trạng Burnout là tình trạng là một dạng kiệt sức tinh thần do căng thẳng công việc kéo dài mà không quản lý được tình thần và cảm xúc. Và WHO thường nhấn mạnh burnout là hiện tượng thường chỉ xảy ra trong môi trường làm việc.
Khi tình trạng Burnout xảy ra thì bạn thì tinh thần sẽ bạn cảm thấy quá tải còn cảm xúc thì vô cảm nên không thể hoàn thành các công việc như kỳ vọng của mọi người. Và tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bạn không còn động lực để tiếp tục.
Theo các chuyên gia, burnout không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.
Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Burnout được các chuyên gia ra như sau:
- Áp lực công việc liên tục: Lượng công việc quá nhiều, thời gian làm việc kéo dài mà không có đủ thời gian nghỉ ngơi.
- Thiếu sự công nhận và đánh giá cao: Người lao động không nhận được sự công nhận, khen ngợi hay cảm thấy nỗ lực của mình không có ý nghĩa.
- Thiếu sự hỗ trợ: Làm việc trong môi trường cô lập, không nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp hoặc cấp trên.
- Kỳ vọng không thực tế: Áp lực từ chính bản thân hoặc từ tổ chức yêu cầu phải đạt được những mục tiêu khó khăn và không hợp lý.
- Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân: Không có thời gian dành cho gia đình, bạn bè hoặc cho các hoạt động giải trí, khiến người lao động cảm thấy bị bó buộc trong công việc.
Biểu hiện của tình trạng Burnout
Một số biểu hiện cảnh báo bạn đang mắc phải tình trạng Burnout mà các chuyên gia đã đưa ra như sau:
Kiệt sức về tinh thần và thể chất:
- Người mắc burnout thường cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, ngay cả khi họ đã nghỉ ngơi. Thường xuyên bị đau đầu, đau cơ, hay ốm đau và biếng ăn. Gây suy giảm chất lượng giấc ngủ
Giảm hứng thú và động lực với công việc:
- Burnout làm mất đi sự yêu thích và hứng thú với công việc. Người mắc có thể cảm thấy công việc trở nên nhàm chán hoặc vô nghĩa, và không còn đạt được niềm vui từ những thành tựu trước đây. Và họ thường bị cô lập trong môi trường làm việc.
Giảm hiệu suất làm việc:
- Khó khăn trong việc tập trung, giải quyết vấn đề và suy nghĩ sáng tạo là những dấu hiệu rõ ràng của burnout. Người mắc có thể mắc lỗi thường xuyên hơn, chậm trễ trong hoàn thành công việc, và mất đi sự hiệu quả.
Thái độ tiêu cực và bi quan:
- Burnout có thể dẫn đến thái độ tiêu cực về công việc, đồng nghiệp và cả chính bản thân. Người mắc có thể cảm thấy thất vọng, vô vọng, và thậm chí có suy nghĩ tự chỉ trích bản thân.
Cảm giác vô giá trị và thiếu tự tin:
- Burnout thường gây ra cảm giác thất bại, thiếu tự tin và mất khả năng kiểm soát tình hình. Người mắc có thể cảm thấy như mình không đủ khả năng để đối mặt với công việc hay cuộc sống.
Xa lánh xã hội:
- Người bị burnout thường trở nên tách biệt, ít giao tiếp hơn với đồng nghiệp và người thân. Họ có thể cảm thấy khó chịu, dễ cáu gắt, và tránh xa các hoạt động xã hội.
Thay đổi thể chất:
- Burnout cũng có thể biểu hiện qua các triệu chứng thể chất như đau đầu, đau lưng, rối loạn giấc ngủ, ăn uống không điều độ, hoặc dễ mắc bệnh hơn do hệ miễn dịch suy giảm.
Burnout được hình thành như thế nào ?
Trong một bài báo khoa học đã đăng tải trên tạp chí Scientific American đã đưa ra mô hình hình thành Burnout do 2 nhà tâm lý Herbert Freudenberge và Gail North đã nghiên cứu ra:
- Giai đoạn 1: Tự đặt kỳ vọng cao cho công việc của bản thân hoặc đối mặt với những kỳ vọng lớn từ người quản lý. Khối lượng công việc càng nhiều nên bị ám ảnh về tham vong phát triển bản thân.
- Giai đoạn 2: Bản thân làm việc ngày càng nhiều và không thể ngừng làm việc.
- Giai đoạn 3: Người mắc burnout dần mất đi niềm vui và hứng thú trong công việc. Bỏ bê bản thân và các nhu cầu cũng như là các sở thích cá nhân.
- Giai đoạn 4: Bắt đầu nghi ngờ năng lực của bạn trong tâm trí bạn.
- Giai đoạn 5: Bỏ quên đi giá trị của gia đình, bạn bè và các mối quan hệ xã hội để dồn sức vào công việc.
- Giai đoạn 6: Họ luôn tìm cách đổ lỗi cho những vấn đề họ gặp phải trong công việc
- Giai đoạn 7: Không muốn dành thời gian để tiếp xúc với mọi người xung quanh.
- Giai đoạn 8: Dần thay đổi thói quen, sở thích và tính cách cá nhân.
- Giai đoạn 9: Bạn cảm thấy giá trị bản thân không được mọi người công nhận
- Giai đoạn 10: Cảm thấy mất phương hướng trong cuộc sống và trống rỗng trong tâm lý.
- Giai đoạn 11: Dần cảm thấy lo lắng, buồn phiền, thất vọng, kiệt sức và bắt đầu bị trầm cảm.
- Giai đoạn 12: Tình trạng Burnout xuất hiện và kiệt quệ hoàn toàn.
Cách phòng tránh tình trạng burnout như thế nào?
Để không phải mắc phải tình trạng Burnout trong công việc thì bạn cần thực hiện những phương pháp sau để có tinh thần thật thư giãn thoải mái
- Xác định và quản lý áp lực: Học cách nhận diện khi nào bạn cảm thấy áp lực và tìm cách giảm tải, chẳng hạn như phân chia công việc hợp lý, ủy quyền cho người khác, và học cách từ chối khi khối lượng công việc quá lớn.
- Thiết lập ranh giới giữa công việc và cuộc sống: Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi đủ, dành thời gian cho các hoạt động cá nhân như thể dục, gia đình, hoặc sở thích riêng để tái tạo năng lượng.
- Thực hiện các kỹ thuật thư giãn: Tham gia các hoạt động như thiền, yoga, tập thể dục, hoặc hít thở sâu để giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần.
- Giao tiếp cởi mở: Nói chuyện với đồng nghiệp, bạn bè, hoặc gia đình về cảm xúc của bạn. Sự chia sẻ giúp bạn cảm thấy được lắng nghe và có thể tìm ra giải pháp từ những ý kiến đóng góp.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn: Nếu cảm thấy tình trạng burnout nghiêm trọng, hãy tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ. Liệu pháp tâm lý có thể giúp bạn quản lý stress và điều chỉnh lại cách tiếp cận công việc.
- Cải thiện chế độ ăn uống và giấc ngủ: Một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng cân bằng và giấc ngủ đầy đủ có thể giúp bạn chống lại stress và giữ tinh thần tỉnh táo.