Giải đáp thắc mắc
Những công dụng của cây bạc hà đối với sức khỏe?
Mục Lục
Bạc hà là loại thảo dược lâu năm trong Đông Y. Đây không chỉ là 1 vị thuốc trị bệnh mà đây còn là 1 loại rau gia vị ăn kèm trong các loại rau sống. Dược liệu còn dùng làm tinh dầu giúp trị bệnh, xua đuổi côn trùng hiệu quả. Và các bạn muốn biết thêm nhiều công dụng của cây bạc hà thì hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về bạc hà
- Tên gọi khác: Nam bạc hà, húng cay, nạt nặm, bạc hà Nhật Bản
- Tên khoa học: Mentha Arvensis Linn
- Thuộc họ: Hoa Môi (Lamiaceae)
- Cây bạc hà thuộc loại thân thảo, sống lâu năm. Cây thường lụi tàn vào mùa đông. Thân hình vuông, xốp, mọc thẳng đứng hoặc bòn lan trên mặt đất. Lá đơn mọc đối xứng, hình bầu dụng, đầu lá nọng, mép lá có răng cưa. Lá bạc hà còn có mùi thơm hơi hắc vì có chứa tinh dầu menthol. Hoa có kích thước nhỏ khi nở có nhiều màu sắc khác nhau như hồng, trắng, tím hay hồng. Quả nhỏ, bên trong có 4 hạt. Mùa hoa vào tháng 7 – 10.
- Cây phát triển ở những nơi có bóng râm. Bạc hà thường được thu hoạch vào tháng 5 – tháng 11 hàng năm. Sau khi thu hoạch thân, lá bạc hà sẽ được rửa sạch sử dụng tươi để làm tinh dầu hoặc phơi, sấy khô để làm trà hoặc làm thuốc. Không những thế bạc hà còn dùng để ứng dụng làm kem, kẹo, mỹ phẩm, xà phòng, dầu gội.
Thành phần dinh dưỡng
- Hoạt chất chủ yếu có trong bạc hà chủ yếu là tinh dầu. Thường tỷ lệ tinh dầu có trong bạc hà là từ 0,5% – 1%. Bằng các phương pháp lựa chọn giống của Liên Xô cũ nên bạc hà có thể đạt tới khoảng 5,2 % – 5,6% lượng tinh dầu .
- Trong Cây bạc hà còn chứa các chất flavonozit, mentola C10H19OH ( chất này có trong tinh dầu ở thể tự do nhưng 1 phần cũng kết hợp với axit axetic ); Menthol, Menthone, Camphene, Menthyl Acetate, Isomenthone, Rosmarinic acid, Ethyl – n – Amylketone, Piperitenone và d-Neomenthol,…
Công dụng của bạc hà
Theo y học cổ truyển thì đây là dược liệu có vị cay, the, tính mát có thể pha trà uống giúp thanh nhiệt, giảm cân, làm đẹp da. Cùng với những thành phần dinh dưỡng tuyệt vời thì sau đây là những công dụng của bạc hà:
- Thanh lọc không khí, đuổi mỗi, dán
- Giúp thanh nhiệt cơ thể
- Giúp thư giãn, xua tan căng thẳng mệt mỏi, giảm stress
- Giảm cảm giác buồn nôn sau hóa trị ung thư
- Giảm cơn buồn nôn khi say xe, chống say xe
- Nâng cao sức khỏe răng miệng, làm hơi thở thơm mát
- Giảm đau và hạ huyết áp
- Điều trị tiểu đường
- Phòng chống bệnh về tim mạch
- Trị ho, cảm lạnh
- Trị đau đầu
- Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non
- Kích thích tiêu hóa, trị các triệu chứng về đường tiêu hóa, làm dịu niêm mạc dạ dày giảm viêm
- Giúp giảm cân, giảm cảm giác thèm ăn nhanh lấy lại vóc dáng
- Điều trị đau nhức xương khớp, trừ phong thấp
- Điều trị đau dây thần kinh tọa
- Điều trị các bệnh về tai, mũi, họng
- Điều trị cảm mạo, phong nhiệt
- Giúp vết thương nhanh lành
- Điều trị ghẻ, chốc đầu, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da
- Giúp làm đẹp da
- Nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh, sạch gàu
Cách sử dụng bạc hà
Làm tinh dầu
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 300g lá bạc hà, bình hứng, nồi cất, thùng làm lạnh.
- Bước 2: Lá bạc hà đem đi rửa sạch rồi cho lá vào nồi cất. Sau đó đem chưng cách thủy.
- Bước 3: Đậy nắp kín, sau khi đun sôi thì vặn nhỏ lửa. Lấy hơi tinh dầu từ nồi sẽ qua ống dẫn đến thừng làm lạnh và ngưng tụ ở dạng lỏng. Dùng bình hứng để tinh dầu chảy vào là thu được một lọ tinh dầu.
- Lưu ý: Trong quá trình chưng cất, phần hơi nước bốc lên, ngưng tụ trong thùng làm lạnh có lẫn tinh dầu. Do tinh dầu nhẹ hơn nên nổi lên trên và nước ở dưới. Bạn có thể chắt từ từ để lấy tinh dầu ra khỏi nước được dễ dàng.
Trà bạc hà:
- Chuẩn bị 100g bạc hà khô đem rửa sạch. Cho ấm rồi đổ 200ml nước sôi vào và ủ trong 5 – 10p là có thể sử dụng.
Giảm căng thẳng, stress:
- Uống 1 ly trà bạc hà vào ban đêm trước khi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ và giảm stress.
Trị nhức đầu, cảm mạo
- Nguyên liệu: 4g bạch chỉ; 5g phòng phong; hành hoa, kinh giới và bạc hà mỗi loại 6g
- Thực hiện: Đem nguyên liệu cho vào ấm rồi đổ nước sôi vào và ủ trong 20p. Các bạn uống trong lúc còn nóng ấm.
Chữa cảm lạnh, cảm cúm:
- Bạc hà 20g. Cho cùng nấu nước xông với lá chanh, lá bưởi, lá tre, sả, hương nhu, cúc tần, mỗi thứ 30g và 3 nhánh tỏi. Dùng chăn chùm kín hết người và hít hơi nóng bốc lên.
Trị cảm cúm ở trẻ em
- Nguyên liệu: bạc hà, hoắc hương, tía tô, kinh giới mỗi loại 6g
- Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc nước uống. Các bạn cho trẻ uống để chống cúm trong lúc có dịch.
Trị sốt cao
- Nguyên liệu: thạch cao 40g; bạc hà 20g
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi tán thành bột. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần lấy 2g – 4g pha với nước nóng để uống.
Trị phát ban sỏi
- Nguyên liệu: 12g ngưu bàng tử; 4g mỗi loại gồm: thuyền thoái, bạc hà, cam thảo
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống.
Trị khó tiêu:
- Lấy 10g bạc hạ rửa sạch, vò nát. Hãm 500ml nước sôi trong khoảng 15 phút là có thể sư dụng. Uống như trà hàng ngày, cứ 2-3 giờ lại uống một lần đến khi khỏi bệnh.
Giúp dễ tiêu hóa, thông mật
- Chuẩn bị lá bạc hà hoặc là toàn cây bạc hà đã bỏ rễ khoảng 5g. Các làm rửa sạch rồi pha với 200ml nước sôi. Ủ trong 10p là có thể uống. Cứ cách 3 tiếng uống 1 lần.
Chăm sóc răng miệng:
- Pha 2 -3 giọt tinh dầu bạc hà vào trong ly nước ấm. Dùng súc miệng mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.
- Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà đem đi rửa sạch rồi nhai trực tiếp trong vài phút rồi nhổ bổ. Sau đó bạn súc miệng lại với nước sạch.
- Bạn có thể dùng một ly trà bạc hà sau khi ăn. Mùi hương bạc hà sẽ dọn sạch khoang miệng , khử mùi hôi và sát khuẩn.
Tham khảo: Cách trồng cây bạc hà?
Lưu ý
- Người bị suy nhược, cao huyết áp không dùng
- Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dung
- Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
- Người mồ hôi ra nhiều không nên sử dụng
- Chỉ nên sử dụng bạc hà theo chu kì không nên sử dụng thường xuyên. Nếu quá lạm dụng sẽ gây tổn thương phế, dễ lạnh người, sốt, tự đổ mồi hôi, ho.
- Tinh dầu bạc hà và mentola bôi mũi hay bối trong cổ có thể gây ức chế dẫn đến ngừng thở và tim ngừng đập. Hiện tượng chỉ xảu ra với trẻ nhỏ ít tuổi. Vì vậy các bạn cần lưu ý khi sử dụng với trẻ nhỏ với liều lượng phù hợp hoặc nhỏ mũi với 1 giọt.