Giải đáp thắc mắc
Phụ tử có tác dụng gì? Cách dùng phụ tử?
Phụ tử là loại dược liệu được lấy từ phần rễ con của cây ô đầu. Đây là một vị thuốc có nhiều thành phần hóa học nên có nhiều công dụng giúp bổ thận tráng dương, giúp thanh nhiệt, … Ngoài ra thì phụ tử còn có những tác dụng gì? Cách dùng phụ tử như thế nào? Các bạn cùng với Tấn Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tác dụng của phụ tử
Phụ tử là loại dược liệu được lấy từ rễ con của cây Ô đầu. Thành phần hóa học có trong phụ tử gồm có: aldohypaconitin, aconin, beiwutin, benzoyl aconin, senbusin A, B, hypaconitin, neolin,….
Theo Đông y thì dược liệu có vị cay, ngọt, tính nhiệt và có độc tính mạnh. Quy vào kinh Thận, Tỳ, Tâm, thái âm phế, túc thiếu âm thận. Vậy nên phụ tử có những tác dụng sau:
- Giúp bổ thận tráng dương
- Ôn thận và chống suy thận
- Giúp thanh nhiệt cơ thể
- Giảm phong hàn
- Trị ra mồ hôi trộm
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
- Trừ phong thấp
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch
- Giúp hạ huyết áp
- Trị chứng cường tim
- Giúp mỡ máu
- Giảm cholesterol xấu trong máu
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
- Hỗ trợ kích thích hệ thần kinh
- Giúp giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm.
- Điều trị suy nhược cơ thể
Cách dùng phụ tử
Liều dùng thông thường là khoảng 4g – 12g phụ tử đem đi sắc uống giúp trị phong hàn, chân tay yếu, trị ra mồ hôi nhiều,…
Khi dùng diêm phụ tử thì bạn có thể thái mỏng, rửa sạch với muối và đem đi sắc kỹ với cam thảo, gừng sống rồi lấy nước uống.
Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh từ phụ tử:
Trị đau tức ngực và giữa ngực có hàn khí
- Nguyên liệu: hồ tiêu và chỉ thực đã sao trấu mỗi loại 15g; phụ tử và nga truật đã nướng mỗi loại 30g
- Thực hiện: Đem nguyên liệu tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 1 lần và mỗi lần dùng 9g uống với rượu nóng.
Trị bụng đau, tay chân lạnh, chứng lãnh khí
- Chuẩn bị 3 lát phụ tử đem đi bào chế, bỏ vỏ và cuống. Đem dược liệu tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng dùng 1 lần và mỗi lần dùng 9g uống với nửa chén rượu lạnh và nửa chén nước cốt gừng.
Trị răng đau do âm hư
- Chuẩn bị phụ tử sống 1 lượng vừa đủ. Các bạn đem dược liệu đi nghiền nát rồi trộn với 1 ít nước miếng và đắp vào giữ lòng bàn chân.
Trị nôn mửa, tiêu chảy, suy nhược cơ thể
- Nguyên liệu: chích cam thảo 3g – 4g; can khương 5g – 6g; phụ tử 3g – 10g
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống.
Trị trúng gió và hôn mê
- Nguyên liệu: gừng đã lùi chín và phụ tử sống mỗi loại 20g
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống nhiều lần.
Trị đau nhức xương khớp
- Nguyên liệu: 12g mỗi loại gồm: thược dược, bạch truật, đảng sâm, phụ linh, thục phụ tử
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống và mỗi ngày dùng 1 thang.
Trị lạnh chân, mạch trầm
- Nguyên liệu: 4g mỗi loại gồm: thục phụ tử và nhân sâm; thêm 1 ít xạ hương
- Thực hiện: Đem phụ tử tán nhuyễn rồi trộn và vo viên to bằng hạt ngô đồng. Dùng xạ hương bọc bên ngoài. Mỗi lần dùng 7 viên với nước sắc đăng tâm.
Trị viêm thận mãn tính, lưng mỏi, chân lạnh, phù thũng
- Nguyên liệu: 4g nhục quế; 12g mỗi lần gồm: phục linh, trạch tả, sơn thù du, đơn bì, thục phụ tử; 16g mỗi loại gồm: thục địa và sơn dược.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi tán thành bột mịn rồi trộn với mật để vo viên. Mỗi ngày dùng 2 lần và mỗi lần khoảng 12g.
Chú ý khi dùng phụ tử
- Phụ nữ mang thai thì không nên dùng phụ tử
- Người bị âm hư dương thịnh và chân nhiệt giả hàn thì không nên dùng
- Khi dùng phụ tử làm thuốc nên phối hợp thêm các loại dược liệu như là nhục quế, nhân sâm, can khương, hoàng kỳ, bạch truật giúp có tác dụng làm ấm.
- Ô đầu tuy có tác dụng tương tự như phụ tử nhưng yếu hơn. Các bạn cần phân biệt phụ tử và củ của cây ô đầu nhé.
- Vì dược liệu có độc tính cao nên cần bào chế trước khi sử dụng. Các bạn nên sử dụng liều thấp trước khi tăng liều lượng.
- Phụ tử có thể tương tác với phòng phong
- Người bị thân dương bất túc thì không nên dùng phụ tử
- Người bị hỏa nhiệt, chứng dương, suy yếu hệ miễn dịch, âm hư nội tiết thì không nên dùng
- Không sử dụng đậu xanh, cam thảo, gừng khô để giải độc tính của phụ tử. Có thể dùng Lidocaine để giảm nguy cơ tử vong.