Sức Khỏe
Top Những Bệnh Lý Thường Gặp Ở Người Cao Tuổi
Mục Lục
Khi mà tuổi càng cao thì chức năng của các cơ quan nội tạng và hệ thống miễn dịch ngày càng suy giảm nên rất dễ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe. Ngày hôm nay các bạn cùng Tấn Phát tìm hiểu top những căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi qua bài viết dưới đây nhé.
Vì sao người cao tuổi dễ mắc các bệnh mạn tính hoặc bệnh nền ?
- Khi tuổi tác tăng cao, cơ thể bắt đầu suy giảm về cả sức mạnh thể chất lẫn chức năng sinh lý. Theo nhiều nghiên cứu, quá trình lão hóa là nguyên nhân chủ yếu khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh mạn tính hoặc bệnh nền. Hệ miễn dịch yếu đi và khả năng chống lại các yếu tố ngoại lai kém hơn, khiến cơ thể dễ bị vi khuẩn, virus và các yếu tố gây bệnh xâm nhập.
- Một nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy rằng hơn 80% người cao tuổi trên 60 tuổi mắc ít nhất một loại bệnh mạn tính, và 50% trong số đó có ít nhất hai bệnh. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm soát và chăm sóc sức khỏe từ sớm để giảm thiểu nguy cơ mắc các căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi.
Những Bệnh Lý Thường Gặp Ở Người Cao Tuổi
Hiện nay có rất nhiều căn bệnh phổ biến thường gặp thì hôm nay Tấn Phát sẽ nêu ra một số căn bệnh như sau:
Bệnh tim mạch:
- Đây là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến nhất. Huyết áp cao, xơ vữa động mạch, suy tim là những vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi. Những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của mạch máu theo thời gian khiến nguy cơ mắc các bệnh này gia tăng.
Tiểu đường:
- Người cao tuổi dễ mắc bệnh tiểu đường loại 2 do quá trình chuyển hóa glucose bị suy giảm. Đây là căn bệnh đòi hỏi phải được kiểm soát tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm như suy thận, bệnh tim mạch.
Bệnh Parkinson:
- Độ tuổi thường gặp bệnh này là từ 60 tuổi – 85 tuổi. Đây là căn bệnh mạn tính ở người cao tuổi làm suy giảm chất lượng cuộc sống về già. Các triệu chứng thường gặp là: tay chân run rẩy, khom lưng, mất trí nhớ, căng cứng cơ bắp,….
- Bệnh Parkinson chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu chỉ kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng. Có nhiều loại thuốc và nhiều phương pháp điều trị khác nhau để giúp giảm các triệu chứng bệnh Parkinson.
Bệnh Alzheimer và các chứng sa sút trí tuệ:
- Khi não bộ bị suy giảm chức năng, người cao tuổi dễ mắc các bệnh lý liên quan đến trí nhớ và nhận thức, như Alzheimer. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của họ.
Đau nhức xương khớp:
- Người cao tuổi dễ mắc các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, do sụn khớp bị mòn dần theo thời gian. Bởi lúc ngày trong hệ thống miễn dịch, cơ thể hấp thụ ít Canxi và các dưỡng chất cần thiết nên xương khớp dễ bị thoái hóa.
Rối loạn giấc ngủ và trầm cảm:
- Người lớn tuổi thường gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ ổn định, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
- Rối loạn lo âu, trầm cảm những bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân gây nên căn bệnh là do suy nghĩ quá nhiều hoặc không được gần gũi hay ít gặp con cháu.
Hội chứng tiền đình:
- Đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi do thiếu máu nuôi các cơ quan tiền đình và thiếu lên não. Các triệu chứng thường gặp ở căn bệnh này là: chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng,… Có 2 hội chứng tiền đình ngoại biên và hội chứng tiền đình trung ương.
- Người mắc hội chứng tiền đình nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị các biến chứng như tổn thương tai ảnh hưởng đến khả năng nghe, tổn thương thần kinh.
Mối Nguy Cơ Có Thể Mắc Nhiều Bệnh Lý Cùng Một Lúc
Một trong những vấn đề đáng lo ngại ở người cao tuổi là khả năng mắc nhiều bệnh lý nền cùng một lúc. Điều này không chỉ làm phức tạp quá trình điều trị mà còn gây khó khăn trong việc kiểm soát sức khỏe tổng thể.
Các yếu tố khiến cho người cao tuổi mắc nhiều bệnh nền như:
- Lối sống không lành mạnh,
- Chế độ ăn uống không cân bằng
- Thiếu vận động thường xuyên
- Tình trạng căng thẳng tâm lý kéo dài là những nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ mắc bệnh mạn tính
- Thêm vào đó, việc sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị các bệnh khác nhau có thể gây ra tương tác thuốc không mong muốn, làm tăng nguy cơ biến chứng và suy giảm chất lượng cuộc sống.
Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống Để Tránh Mắc Các Bệnh Lý Mạn Tính
Để giảm nguy cơ mắc các căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cải thiện chất lượng cuộc sống, việc chăm sóc sức khỏe từ sớm và duy trì lối sống lành mạnh là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp để nâng cao sức khỏe:
- Chế độ ăn uống cân bằng: Tăng cường tiêu thụ rau quả, thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế muối, đường và các chất béo bão hòa. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát cân nặng, phòng ngừa các bệnh tim mạch và tiểu đường.
- Vận động thường xuyên: Tập luyện nhẹ nhàng, như đi bộ, yoga hoặc bơi lội, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện độ dẻo dai của xương khớp và giảm nguy cơ loãng xương.
- Tránh căng thẳng: Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và duy trì các hoạt động tinh thần tích cực như đọc sách, tham gia các hoạt động xã hội.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đặc biệt đối với người cao tuổi, việc khám sức khỏe thường xuyên giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn và điều trị kịp thời.
- Ngủ đủ giấc: Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng giúp cơ thể tái tạo năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch.