Món ngon mỗi ngày, Sức Khỏe
Trà bạch tật lê: Cách pha trà bạch tật lê thơm ngon?
Mục Lục
Trà bạch tật lê là một vị thuốc phổ biến trong các bài thuốc bổ thận, tráng dương. Điều này làm nhiều người thắc mắc rằng thật sự dùng bạch tật lê có tăng cường sinh lý ở nam giới hay không? Ngoài ra đây còn là một bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh về thị giác, tiêu hóa, viêm loét ở miệng…Để bài viết sau đây sẽ giúp bạn cách pha trà bạch tật lê thơm ngon, chuẩn vị, bồi bổi sức khỏe ngay tại nhà.

Đặc điểm của bạch tật lê :
- Có tên khoa học là : Tribulus terrestris L
- Tên goi khác : Gai ma vương, gai sầu, gai chống, thích tật lê..
- Họ : Tật lê – Zygophyllaceae
- Là cây thân thảo mọc bò trên mặt đất thành từng đám lớn
- Thân cây mềm, chia thành nhiều nhánh
- Lá dạng kép lông chim, mỗi lá có từ 5-7 đôi chét, lá dài khoảng 1cm, bề mặt dưới có phủ 1 lớp lông trắng
- Hoa có 5 cánh màu vàng chanh, mùa hoa nở là lúc chuyển giao giữa mùa xuân và hạ
- Qủa có gai, chia thành 5 cạnh, gai nhọn và cứng có thể gây ra vết thương nếu lỡ đụng phải. Bên ngoài trái bạch tật lê được phủ một lớp lông dày màu trắng
Phân bố :
- Dược liệu được tìm thấy ở nhiều nơi, chủ yếu là phát triển quanh vùng ven biển, ven sông, đất cát, hoặc đất phù sa. Đây là cây bản địa của các nước vùng ôn đới như Nam Âu, Châu Phi…Cây ưa nắng, khô hạn phát triển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt
- Riêng Việt Nam mọc nhiều ở khu vực từ Quảng bình, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa…
Thu hái :
- Thường người ta sẽ thu hái quả chín vào tháng 8-9 hằng năm, dùng lực để làm quả rơi ra khỏi thận. Rửa lại bằng nước rồi đem đi phơi khô, loại bỏ gai xung quanh để dùng làm thuốc
Uống trà bạch tật lê có tác dụng gì đối với sức khỏe :
Theo y học cổ truyền :
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, dược liệu khi dùng làm thuốc sẽ có vị hơi đắng, cay nhẹ. Tùy theo cách sử dụng, nếu dùng sống thì sẽ có tính bình, sao vàng phơi khô sẽ lại có tính ấm. Tùy vào tình trạng bệnh sẽ sử dụng dược liệu ở dạng bào chế khác nhau
- Có công dụng hành huyết, tán phong
- Hỗ trợ thải đôc, mát gan, tả phế
- Chữa tắc tia sữa, đau đầu
- Chữa yếu sinh lý ở nam giới, chữa thận hư, thận yếu, chứng di tinh
- Chữa đau mắt đỏ, phong ngứa
Theo y học hiện đại :
- Điều trị ngứa toàn thân, mẩn đỏ, lở loét ở da
- Chữa đầy hơi, chướng bụng
- Trị dị ứng, loét dạ dày
- Cải thiện tình trạng đau nhức, hoa mắt, chóng mặt do uất khí trì trệ
- Chữa đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt
- Bổ thận tráng dương, tăng khả năng cường dương, cải thiện sinh lý phái mạnh
Cách pha trà bạch tật lê thơm ngon?
Sơ chế :
- Phi thơm dược liệu bạch tật lê trên chảo nóng khoảng 10 phút
- Khi quả bắt đầu hơi vàng và gần cháy và thơm thì tắt bếp
- Để nguôi sau đó đập quả ra làm đôi hoặc làm 3
- Cho vào hộp nhựa kín hơi hoặc túi bóng 2 lớp để bảo quản
Thực hiện :
- Cho 25gr dược liệu vào ấm, thêm ít nước sôi để tráng trà qua một lần, rót nước này ra để lọc bỏ tạo chất bám bên ngoài
- Thêm vào ấm 500ml nước sôi, đậy nắp, hãm trong tròng 20 phút là dược
- Rót trà ra ly và uống hết trong ngày
- Có thể dùng xác trà pha thêm nước sôi lần 2 để lấy hết nước cốt dinh dưỡng

Mùi hương :
- Trà có vị hơi đắng, hơi khó uống. Tuy nhiên nếu sử dụng kiên trì sẽ đem lại sức khỏe đáng mơ ước, chống lại bệnh tật
Bạch tật lê có tác dụng cải thiện sức khỏe sinh lý cho nam giới?
- Theo y học cổ truyền ở Ấn Độ sử dụng dược liệu sẽ là liều thuốc hỗ trợ tình dục, cường dương, điều trị nam giới bị suy giảm tình dục
- Bởi thành phần trong dược liệu không có loại nào tương tự như hormone restosterone ở nam nhưng lại kích thích hệ trục dưới đồi.
- Tuyến yên làm tăng testosterone theo cơ thể nội sinh,nhờ đó mà hormone sinh dục nam gia tăng tự nhiên

Lưu ý khi sử dụng :
- Dược liệu này không sử dụng cho người đang gặp vấn đề về khí yếu, huyết hư
- Trường hợp sử dụng quá liều có thể dẫn đến chứng vú to, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau dạ dày, yếu chi, rối loạn vận động
- Kết hợp dùng trà và điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoặt để toàn diện về mặt sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Cách nấu nước bông cúc la hán quả?