Bài thuốc dân gian
Một Vài Phương Pháp Giúp Điều Trị Bệnh Trĩ Tại Nhà
Mục Lục
Một Vài Phương Pháp Giúp Điều Bệnh Trị Trĩ Tại Nhà
Bệnh trĩ rất phổ biến và thường gặp với những người ở độ tuổi ngoài 30, và đặc biệt là dân văn phòng. Xuất phát chủ yếu của căn bệnh trĩ là do ngồi quá nhiều trong một ngày. Nếu bạn đang mắc phải, đừng xấu hổ hay ngần ngại mà không đi chữa, lâu dài sẽ gây mãn tính cho cơ thể và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.
Như thế nào là trĩ ?
Là bệnh có tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc bị chèn ép do nhiều tác nhân gây nên. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong ống hậu môn. Tình trạng này càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị yếu theo thời gian, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn tới bệnh trĩ
Phân loại
Trĩ có 2 loại cơ bản là trĩ nội và trĩ ngoại, chúng có cấp độ phụ thuộc theo tình trạng nặng của bệnh
Trĩ ngoại : Xuất hiện ở dưới đường lược. Trĩ nằm bên dưới lớp da của hậu môn, làm chắn các chất thải ra ngoài, trĩ ngoại có thể thấy bằng mắt và chạm vào chúng được, thường có cảm giác đau rát khi sờ vào. Chúng khó chịu khi thường xuyên cọ xát vào quần áo, ghế ngồi
Trĩ nội : Xuất hiện từ phía trên đường lược. Nằm giữa ranh giới của hậu môn và trực tràng. Trĩ nội năm bên trong cơ thể, nhận biết chúng qua siêu âm. Vì chúng nằm bên trong nên khó nhận ra được trong giai đoạn đầu. Trĩ nội thường được nhận biết qua cấp độ 1, 2, 3, 4
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
- Táo bón lâu ngày
- Đi cầu lỏng lâu ngày
- Viêm đại tràng
- Do béo phì
- Uống ít nước không thải được các chất độc trong người
- Uống rượu bia nhiều
- Ăn đồ cay nóng
- Phụ nữ đang mang thai
- Rặn nhiều khi đi cầu
- Mang vác nặng
Dấu hiệu của bệnh trĩ
- Đi ngoài ra máu
- Cảm giác nặng ở hậu môn
- Sưng quanh hậu môn
- Búi trĩ sưng ở gần hậu môn
- Rát, đau ở quanh hậu môn
Biến chứng nếu không phát hiện kịp thời
Thiếu máu : Thường xuyên chảy máu ở vùng hậu môn gây ra tình trạng thiếu máu
Trĩ sa nghẹt : Búi trĩ thò đầu ra ngoài hậu môn, Không thể đẩy búi trĩ vào trong do đau rát, gây cẩm trở các chất thải ra bên ngoài. Nếu kéo dài có thể gây hoại tử
Tắc mạch : Máu đông hình thành bên trong mạch máu búi trĩ, làm tình trạng máu lưu thông bị cản trở. Có thể dẫn tới hoại tử
Nhiễm trùng, lở loét : Có thể gây viêm quanh hậu môn, gây ngứa ngáy, đau ở hậu môn
Phương pháp điều trị
Nghe theo hướng dẫn và điều trị của bác sĩ, căn bệnh trĩ có thể chữa khỏi qua đơn thuốc được kê .Trĩ có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không chăm sóc cơ thể đúng cách. Các bạn có thể phòng ngừa và điều trị tại nhà bằng các phương pháp như :
- Ngâm hậu môn trong nước ấm giúp loại bỏ vi khuẩn
- Dùng thuốc bôi
- Ăn nhiều rau xanh và đồ mát cho cơ thể, tránh sử dụng các chất kích thích
- Tránh vận động mạnh, ngồi lâu hoặc đứng lâu
- Điều trị bằng các loại thảo dược lành tính
Nếu có tình trạng nặng hơn, hãy tìm tới bác sĩ phẩu thuật cắt bỏ trĩ hoặc theo nhiều phương pháp cho trĩ tự rụng
Điều trị bằng thảo dược
Cây dừa cạn khô là loại cây nở quanh năm được nhiều người biết đến. Tuy nhiên công dụng trị bệnh của loại cây này vô cùng hiệu quả và được tận dụng trong y học triệt để. Nếu bạn đang có ý định mua thì hãy chọn nơi uy tín và an toàn, tránh chọn những nơi bán hàng mốc, hàng kém chất lượng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bài thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả
Bài thuốc 1 :
Chuẩn bị :
- Lấy hoa và lá của dừa cạn
- Lá thầu dầu tía
Rửa sạch, giã nát và giã nát đắp vào vùng bị trĩ
Bài thuốc 2 :
- Dừa cạn ( 20g )
- Đương quy (12g)
- Bạch truật ( 16g )
- Thăng ma ( 10g )\
- Sài hổ ( 10g )
- trần bì ( 10g )
- Cam thảo ( 12g )
Sắc các nguyên liệu trên làm thuốc. Ngày uống 1 thang , dùng liên tiếp 10 ngày. Nghỉ 3-4 ngày sau đó uống lại