Món ngon mỗi ngày, Sức Khỏe
Vịt nấu chao: Cách nấu vịt nấu chao béo ngậy, thơm ngon ?
Mục Lục
Vịt nấu chao là một món ăn thích hợp dùng vào những trời se lạnh, nồi thịt vịt thơm ngon sôi sùng sục, ngọt mềm cùng nước dùng đậm đà, ngậy mùi chao hòa quyện với nước chấm beo béo cay cay vô cùng kích thích vị giác. Đây là món ăn đặc sản của miền Tây, cách nấu món ăn này không quá khó, vì vậy bài viết sau đây Thảo Dược Tấn Phát sẽ hướng dẫn bạn chế biến vịt nấu chao ngay tại nhà cùng với các nguyên liệu đơn giản.
Dinh dưỡng có trong vịt nấu chao :
Thịt vịt là loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng thiết yếu. Trong 100gr thịt vịt cung cấp 267kcal năng lượng. Trong mỗi 100gr cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như kali, photpho, selen, canxi, vitamin A,B,C,E…Trong món vịt nấu chao có cả khoai môn, đây là loại củ cung cấp nhiều chất xơ, các chất dinh dưỡng.
- Giúp kiểm soát lượng đường trong máu : Chứa 2 loại carbohydrat có lợi cho việc quản lý lượng đường trong máu gồm chất xơ và tinh bột kháng
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim : Tinh bột kháng trong khoai có chức năng làm giảm cholesterol, từ đó có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim
- Ngừa ung thư : Polyphenol trong củ khoai môn là quercetin, giúp làm chậm sự phát triển của một số loại tế bào ung thư
- Tăng cường hệ thống miễn dịch : Vịt chứa hàm lượng selen dồi dào, giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương tế bào và kháng viêm
- Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp : Tiêu thụ đủ selen cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp
- Bảo vệ xương : Protein được chứng minh có thể cải thiện mật độ và sức mạnh của xương.
Có thể bạn quan tâm: Cách làm chả giò thịt heo giòn ngon
Cách nấu vịt nấu chao béo ngậy, thơm ngon ?
Nguyên liệu :
- 1/2 con vịt
- 2 viên cháo trắng
- 2 viên chao đỏ
- Khoai môn 200gr
- Nước dừa xiêm
- Sả 2 cây
- Gừng
- Rượu trắng
- Chanh
- 2 muỗng màu dầu điều
- Mắm, muối, hạt nêm, hành, tỏi, tiêu
Sơ chế nguyên liệu :
- Gừng cạo vỏ rồi giã nhuyễn, trộn cùng với rượu trắng để ướp vịt
- Vịt rửa qua với nước sạch rồi chặt thành khúc, sau đó chà hỗn hợp gừng hoặc chanh cùng rượu lên thịt, để tầm 20 phút cho khử mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch
- Dừa chặt lấy nước để ra tô riêng
- Khoai môn gọt vỏ, cắt lát rồi rửa lại bằng nước cho ra mủ, sau đó mang đi chiên vàng giòn
Ướp thịt :
- Cho thịt vào tô lớn, thêm 2 viên chao đỏ đã dầm nát vào, hành tỏi giã nhuyễn, sả cắt khúc đập dập, thêm muỗng muối nhỏ, 1/2 muỗng đường, 1/2 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng tiêu hạt, trộn đều và để thịt nghỉ trong 2-3 tiếng
Nấu thịt và chao :
- Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành rồi cho thịt đã ướp vào xào, nêm 2 muỗng dầu điều vào nồi thịt rồi đảo đều tay, thêm 1 lít nước vào nồi rồi đun ở lửa lớn.
- Sau khi thấy sôi thì hạ nhỏ lửa, đun tiếp trong 20 phút đến khi thấy miếng thịt săn lại là được
- Sau đó cho nước dừa vào ngang mặt thịt, tiếp đến thêm khoai môn dã chiên vào nấu tiếp cho đến khi chín thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn
Làm nước chấm thịt vịt :
- Dằm nát 2 viên chao trắng, pha cùng 2 muỗng đường, 1 muỗng nhỏ bột ngọt, nặn vào vài giọt nước cốt chanh, sau đó thêm 1 muỗng cafe sa tê khuấy đều là bạn đã có thể thưởng thức rồi
Thành phẩm :
- Món vịt nấu chao có thành phẩm màu vàng đỏ bắt mắt, màu điều và thịt vịt cùng vị beo béo của nước cốt dừa, ngỏ dịu của sữa tươi, thơm mùi chao và sả, gừng cùng vị bùi của khoai môn
- Khi lẩu chín có thể thêm hành thái nhỏ vào để trang trí cho đẹp mắt, cách làm vịt nấu chao bổ dưỡng và thơm ngon bổ dưỡng
Lưu ý khi làm vịt nấu chao :
- Làm sạch vịt cùng với muối, gừng và rượu trắng thật kỹ để món ăn không có mùi hôi
- Nên chiên sơ chín khoai môn trước khi nấu với thịt vịt, để món ăn có mùi thơm hấp dẫn
- Dùng chao chế biến sẽ khiến món ăn có độ béo ngậy, hương vị đậm đà
Vịt nấu chao nên ăn kèm với gì ?
- Vịt nấu chao phù hợp ăn cùng bún hơn là cơm. Tuy nhiên bạn có thể ăn món này kèm với các bữa ăn trong gia đình
- Rau ăn kèm với vịt nấu chao với rau muống và mồng tơi
Đối tượng nào không nên ăn thịt vịt :
- Người bị bệnh gout : Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, trong thịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit trong cơ thể
- Người có hệ tiêu hóa kém : Thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày, hệ tiêu hóa yếu không nên dùng
- Người bị ho : Khi bị ho không nên dùng bởi mùi tanh của vịt sẽ sinh ra kích ứng, gây ho
- Người có thể chất yếu, lạnh : Thịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn, bởi sau khi ăn có thể gây lạnh bụng, dẫn đến chán ăn, đau bụng, tiêu chảy
- Người mới phẫu thuật : Thịt có vị tanh, tính hàn nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật, có thể gây ra hiện tượng sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ ở vết mổ