Cách phân bệt cây thuốc, Sức Khỏe, Tin Tức SP
Cà gai leo là gì?, Tác dụng, Cách sử dụng, Mua cà gai leo ở đâu?
Mục Lục
Hiện nay có rất nhiều vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan hiệu quả và đặc biệt là cà gai leo. Dược liệu mang nhiều thành phần dinh dưỡng và có nhiều công dụng trị bệnh như là giúp giải độc gan, trị xơ gan, ung thư gan,… Không những về gan mà có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác. Các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin, công dụng và nơi mua bán cà gai leo ở đâu chất lượng?
Cà gai leo là gì?
- Tên khác: cà vạnh, cà quánh, cà gai dây, cà bồ, cà gai cườm, cà Hải Nam,…
- Tên khoa học: Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanense Hance ( theo wikipedia)
- Họ: Cà (Solanaceae)
- Cà gai leo là loại thực vật thân nhỡ dạng leo, có chiều dài từ 60cm – 100cm. Có những cây sống lâu năm nên cây hóa thân gỗ, phân thành nhiều cành, trên cành còn phủ một lớp lông mịn có nhiều gai. Lá mọc sole có hình trứng nhưng thuôn dài, gốc lá hình rìu hay hơi tròn, mép lá nguyên hay hơi lượn, mặt lá trên sẫm và mặt lá dưới nhạt có phủ lông tơ. Hoa có nhị vàng, mọc thành cụm từ 2 – 5 hoa, cánh hoa có màu trắng hoặc tím nhạt. quả mong, cuống dàu, hình cầu nhẵn, có mày vàng rồi chuyển dần từ từ sang đỏ. Hạt hình thận có màu vàng.
- Cà gai leo rất dễ bị nhầm với các loại cà khác, có loại gây độc khi sử dụng nên người dùng phải lưu ý thật kĩ.
- Đây là loại thảo dược xuất hiện hầu hết khắp cả nước có ở trung du, vùng núi, đồng bằng và ven biển.
- Bộ phận thường dùng là phần dây và rễ
- Thời gian ra hoa vào tháng 4 – tháng 5 và kết quả vào tháng 7 – tháng 9. Chúng ta có thể thu hoạch các bộ phận bất cứ vào thời điểm trong năm. Sau đó đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi sấy hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học:
- Theo các nghiên cứu thì trong thân lá và rễ của dược liệu đều chứa các nhóm chất như là: acid amin, flavonoid, sterol, glycoalcaloid, chất béo, saponin, ….
- Thành phần quan trọng nhất là glycoalkaloid (solasodine) có nhiều trong quả, lá, rễ và thân.
Tác dụng của cà gai leo:
Theo Đông Y thì dược liệu có vị hơi the, đắng nhưng lại là tính ấm, hơi có độc, mang nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Còn theo y hoc hiện đại thì dược liệu có những tác dụng như sau:
- Ngăn ngừa và giúp điều trị các bệnh về gan: viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan,..
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
- Trị đau lưng, tê thấp, phong thấp
- Giúp giải độc gan, giải độc bia rượu
- Giúp thanh nhiệt cơ thể
- Điều trị ho cảm cúm, ho gà
- Hỗ trợ ức chế các tế bào ung thư
- Trị đau nhức răng
- Trị rắn cắn
- Giúp kháng khuẩn, chống viêm
- Trị hen suyễn
- Điều trị dị ứng, da vàng
- Điều trị chướng bụng, ăn không tiêu
- Tăng cường hệ miễn dịch
Cách sử dụng cà gai leo:
Pha trà:
- Chuẩn bị 50gr cà gai leo khô. Cho vào ấm rồi tráng trà sơ với rồi cho vào 200ml ủ trong 10p. Sau đó cho thêm 1l nước sôi để có được trà thơm ngon.
Giải rượu:
- Chuẩn bị dược liệu khô 50gr đem đi hãm với chè xanh và uống thay nước. Cách này giúp nhanh tỉnh rượu và không gây hại cho gan.
Điều trị phong thấp, đau lưng:
- Nguyên liệu: 10g mỗi loại gồm: thổ phục linh, lá lốt, cà gai dây, kê huyết đằng, dây gắm.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sao vàng rồi sắc uống. Mỗi ngày 1 thang và dùng khoảng từ 10 – 30 thang thuốc.
Trị phong thấp:
- Nguyên liệu: 20gr mỗi loại gồm: rễ cỏ xước, rễ tầm xuân, rễ đau xương, dây mấu, cà gai leo, vỏ chân chim.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi nấu nước thay nước lọc hoặc trà hàng ngày để uống.
Giúp bổ gan và giải độc gan:
- Nguyên liệu: 35g rễ hoặc thân cà gai dây
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc với 1l nước, đun sôi vặn lửa nhỏ đun cho tới khi cạn còn 300ml thì tắt bếp. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Trị viêm gan, xơ gan:
- Nguyên liệu: diệp hạ châu và dừa cạn mỗi loại 10gr; cà gai leo 30gr
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sao vàng rồi sắc uống. Mỗi ngày sắc 1 thang cho các đến khi bệnh thuyên giảm.
Trị viêm họng:
- Nguyên liệu: 30g lá chanh, 15g thân lá hoặc rễ cà gai leo.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc uống. Chia làm 2 lần uống trong ngày và dùng khi ấm. Dùng từ 5 – 7 ngày.
Trị cảm cúm, ho gà, dị ứng:
- Lấy 20g thân hoặc rễ cà gai leo đem đi sắc uống. Chia làm 3 lần uống.
Trị rắn cắn:
- Lấy 30gr dược liệu tươi. Đem nguyên liệu đi rửa sạch, giã nhỏ rồi pha với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt nước cho người bị nạn uống. Chia làm 2 lần uống.
Lưu ý:
- Sử dụng với liều lượng phù hợp
- Nếu bạn sử thuốc Tây để sử dụng thì nên uống nước cà gai leo cách từ 30p – 60p.
- Trẻ dưới 6 tuổi không được sử dụng
- Không uống dược liệu vào lúc đói
- Đối với những đối tượng đang điều trị viêm gan B thì khi không nên ngâm dược liệu chung với rượu vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức đề kháng.
Mua cà gai leo ở đâu?
Dược Liệu Tấn Phát nhận cung cấp sỉ lẻ cho người tiêu dùng và các cửa hàng, tiểu thương, người bán hàng online,…Những SP dược liệu chất lượng ( có hóa đơn chứng từ, giấy xác nhận an toàn vệ sinh,…) với giá ưu đãi nhất. CTY Dược Liệu Tấn Phát được thành lập từ năm 2010. Với đội ngủ nhân viên tận tình và chuyên nghiệp rất hân hạnh được phục vụ quý khách.
Giá bán cà gai leo tại Tấn Phát là: 120.000VNĐ/Kg.
Cà gai leo được sản xuất và phân phối Công Ty TNHH Tấn Phát HCM. Là đơn vị có rất nhiều năm kinh nghiệm trong nghề thảo dược. Chúng tôi luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng.
Hotline tư vấn: 0902.984.792 – 0968.455.525 hoặc Văn phòng đại diện: 22/21 đường số 21, P.8, Gò Vấp, HCM.
Nếu bạn quan tâm:
Trong những dược liệu có thể hỗ trợ điều trị bệnh gan thì cà gai leo là một vị thuốc được xếp lên hàng đầu. Ngoài hỗ trợ điều trị bệnh gan thì dược liệu còn giúp thanh nhiệt, trị dị ứng và cùng nhiều công dụng tốt cho sức khỏe khác. Tùy vào cơ địa từng người thì các bạn cần tìm hiểu kỹ dược liệu trước khi sử dụng nhé.