Món ngon mỗi ngày, Sức Khỏe
Gỏi măng cụt kết hợp với đường mía có độc không ?
Mục Lục
Măng cụt là loại trái cây có vị ngọt thanh, chua nhẹ, căng mọng nên được lựa chọn là trái cây hàng đầu trong việc giải khát những ngày hè nắng nóng. Năm nay, măng cụt xanh và cả măng cụt chín đều được tìm mua với số lượng lớn bởi món ăn gỏi gà măng cụt đang được lòng giới trẻ ngày nay bởi tính ngon ngọt, nhiều chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, mới đây lại rầm rộ lên thông tin cho rằng, măng cụt kết hợp cùng với đường mía sẽ gây ngộ độc và tử vong. Do đó, đây là vấn đề đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Thaoduocvn.net sẽ giải đáp thắc mắc của bạn ngay bài viết sau.
Giới thiệu về quả măng cụt :
Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana hay còn được gọi là tỏi ngọt, thuộc họ Bứa ( Clusiaceae ). Măng cụt có hình cầu, vỏ ngoài dày cứng, phía dưới có lá đài, đầu nhụy. Ruột quả trắng ngà và chia thành nhiều múi nhỏ có kích thước khác nhau. Khi ăn có vị chua nhẹ, ngọt thanh, tạo cảm giác chống ngán.
Là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chủ yếu là mọc tập trung tại các nước Đông Nam Á, thuộc vùng có khí hậu ấm nóng, độ ẩm cao, mưa quanh năm.
Thành phần dưỡng chất :
Vỏ : Có chứa Tanin, xanthones và magostin
Thịt quả : Protein chứa 0,5%, 79% là nước còn lại là chất xơ, canxi, photpho, magie, vitamin C…
Hạt : Có 3% là dầu béo
Công dụng của quả măng cụt:
Trong măng cụt có chứa khoảng 40 xanthone, nhiều nhất là ở phần vỏ, điều này chứng tỏ chất này có tác dụng kháng nấm, kích thích hệ thống miễn dịch, chống chọi lại các vị khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, còn có tác dụng bảo vệ gan, ức chế các tế bào ung thư, hỗ trợ giảm viêm, giảm đau, hạ sốt.
Có khả năng chữa trị bệnh kiết lỵ, ngăn ngừa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, trừ độc
Nhờ chứa chất tanin, chiếm 13% trong vỏ quả măng cụt, giúp làm giảm cơn đau bụng do tiêu chảy, chữ bệnh vàng da…
Gỏi măng cụt kết hợp với đường mía có độc không ?
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho việc ăn măng cụt sống kết hợp với đường mía gây ngộ độc. Tuy nhiên việc ăn vỏ quả măng cụt có chứa mủ sẽ không tốt cho sức khỏe và có thể gây ra các triệu chứng như táo bón, đau bao tử, buồn nôn…
Khi chế biến măng cụt sống làm gỏi, cần phải làm sạch, loại bỏ hết phần mủ để tránh gây hại cho sức khỏe. Chỉ khi ăn mủ của măng cụt quá nhiều thì mới có những triệu chứng có bất thường trong cơ thể.
Những điều cần lưu ý khi ăn măng cụt :
- Không ăn măng cụt quá nhiều trong thời gian dài
- Không ăn phần vỏ măng cụt xanh vì chứa nhiều nhựa
- Người béo phì , tiểu đường nên hạ chế ăn loại quả này vì chứa nhiều đường
- Người mắc bệnh tim, thận cũng nên cẩn trọng khi ăn vì quả chứa nhiều kali
Có thể bạn quan tâm: