THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Cách nhận biết cây chè dây?

Chè dây là một loại thực vật sinh trưởng ở tỉnh miền núi. Nơi đây khí hậu khắc nghiệt nên giúp cây có nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nên dược liệu có nhiều công dụng trị bệnh hiệu quả. Các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin chi tiết cây chè dây.

Tìm hiểu về cây chè dây

  • Tên gọi khác: Bạch liễm, khau rả, điều bồ trà, nguyên khiên tỵ, chè hoàng gia,…
  • Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis
  • Thuộc họ: Nho (Vitidaceae)

Đặc điểm:

  • Chè dây là loại thực vật thân leo, dây leo dài tới 2-3m, thường sẽ bám trên thân của những cây khác mọc mọc bò trên các vách đá, mọc tự nhiên ở trong rừng.
  • Cành hình trụ, có tua cuốn mọc đối diện, trên thân xuất hiện các lông nhỏ, khi sờ có cảm giác cứng.
  • Lá mọc sole, dạng kép lông chim, hình xoan, đầu nhọn và gốc tròn, mép có răng cưa, mặt trên của lá khi khô có những vết trắng loang lỗ như nấm mốc, mặt dưới có màu nhạt hơn.
  • Hoa mọc từ đốt của thân và đối diện với lá, cánh hoa màu trắng, đài hoa hình chén. Hoa sẽ nở vào khoảng tháng 6 – tháng 7.
  • Quả mọng có hình trí xoan có màu đỏ, kích thước nhỏ, khi chín có màu đen, mỗi quả có từ 3 – 4 hạt. Kết quả vào tháng 9.
Cây chè dây

Phân bố:

  • Trên thế giới có nhiều  nước trên thế giới có xuất hiện chè dây như là: Trung Quốc, Indonesia. Ấn Độ, Lào,…
  • Còn ở Việt Nam thì thảo dược xuất hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc như là: Yên Minh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Mèo Vạc, Lào Cai, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đồng Nai, Hà Giang, Lâm Đồng,…

Bộ phận làm thuốc và thu hái

  • Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn bộ phần thân cây. Cây chè dây có thể thu hoạch quanh năm. Chè dây được thu hái vào thời điểm cây chưa ra hoa bằng cách cắt cả phần thân cây và lá.
  • Sau khi thu hái thì các bạn đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi thái nhỏ và phơi hoặc sấy khô. Sau đó bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nơi ẩm mốc.

Cách nhận biết cây chè dây đạt chuẩn

Chè dây khô có những đặc điểm đặc trưng giúp bạn dễ nhận diện như sau:

  • Dược liệu có màu trắng như là mốc: Các bạn nghe rất lạ đúng không nhưng thực ra đây là hiện tượng này nhựa bên trong tiết ra trong quá trình bào chế. Theo các thầy thuốc Đông y thì bề mặt càng nhiều đốm mốc trắng chứng tỏ có nhiều nhựa thì dược tính càng cao sử dụng càng hiệu quả.
  • Các bạn càng phân biệt rõ đốm mốc và nấm mốc bị hỏng.
  • Khi ngửi vào có mùi thơm. Chè có màu sắc tươi không bị xỉn màu
  • Các bạn nên mua dược liệu được bào chế từ nguyên cây chắt nhỏ để có thể quan sát và kiểm định chất lượng. Dược liệu được bào chế thành túi lọc trà có thể chứa chất bảo quản và khó kiểm định chất lượng.
Cách nhận biết chè dây

Thành phần hóa học

  • Theo nhiều nghiên cứu y học hiện đại thì thành phần chính có trong chè dây là tanin và flavonoid; cùng với 2 loại đường là Rhamnose và Glucose. 

Trong đó thì

  • Flavonoid chiếm nhiều hàm lượng nhất tới 18,15%, tồn tại dưới hai dạng là aglycon và glycosid.
  • Hỗn hợp Flavonoid chứa myricetin 5,32% và dihydromyricetin 53,83%.

Tham khảo: trà túi lọc chè dây

Công dụng của cây chè dây

Theo Đông y cây chè dây là loại dược liệu có vị ngọt hơi đắng, mùi thơm, tính mát cùng với chất dinh dưỡng thì dược liệu có những công dụng như sau:

Chè dây trị mất ngủ
  • Giúp thanh nhiệt cơ thể
  • Giúp an thần, điều trị chứng mất ngủ
  • Bảo vệ gan, điều trị viêm gan
  • Giúp hạ huyết áp, tăng cường lưu thông máu
  • Giúp giảm đau
  • Điều trị chứng đầy hơi, ợ chua
  • Điều trị đau dạ dày
  • Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng
  • Hỗ trợ tiêu viêm, giải độc
  • Giúp làm lành vết thương nhanh chóng
  • Giúp giảm sưng do mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng ngoài da
  • Chữa viêm họng, trị viêm răng lợi
  • Điều trị cảm mạo phong nhiệt
  • Có tác dụng chống oxy hóa
  • Chống lại các gốc tự do

Lưu ý

  • Không sử dụng thuốc sắc để qua đêm vì dễ gây đau bụng, tiêu chảy
  • Người huyết áp thấp không nên sử dụng dược liệu
  • Không dùng thuốc khi bụng đang đói