Giải đáp thắc mắc
Cách phân biệt mía lau và mía thường
Mục Lục
Bạn đang muốn tìm mua mía lau nhưng lại băn khoăn làm thế nào để phân biệt được mía lau với mía thường? Hai loại mía này tuy quen thuộc nhưng lại có những đặc điểm khác biệt rõ rệt về hình thái, môi trường sống, thành phần dinh dưỡng và công dụng. Nhiều người khi chọn mua thường nhầm lẫn, dẫn đến việc không đạt được mục đích sử dụng như mong muốn. Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để tìm hiểu cách phân biệt mía lau và mía thường nhé !
Cách phân biệt mía lau và mía thường
Mía là một loại cây nông nghiệp phổ biến, gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam. Không chỉ được dùng để ép lấy nước mát, nấu ăn, hoặc sản xuất đường, mía còn là nguyên liệu tái chế để chế biến những vật dụng quen thuộc hằng ngày. Trong số đó, mía lau và mía thường là hai loại được sử dụng phổ biến nhất, nhưng lại có sự khác biệt rõ rệt. Các bạn cùng tìm hiểu những đặc điểm để phân biệt 2 loại mía này nhé:
Phân biệt bằng đặc điểm hình thái
- Đặc điểm của mía lau: Cây mía lau có thân nhỏ, mềm và có màu nhạt hoặc xanh vàng, mọc thành bụi lớn. Vỏ mía mỏng hơn so với mía thường và dễ bóc hơn. Đốt mía dài, bề mặt mía trơn láng. Cây có chiều cao khoảng từ 2m – 6m. Lá nhỏ, hẹp và có lông tơ mịn ở mặt dưới lá.
- Đặc điểm của mía thường: Cây mía thường có thân to, chứng cáp và mọc đơn lẽ với nhau. Mía thường có màu tím sậm hoặc tím đậm. Vỏ mía dày và cứng, khó bóc bằng tay. Đốt mía ngắn hơn và có bề mặt sần sùi hơn. Lá mía to bản, dài và có ít lông tơ hơn.
Phân biệt mía lau và mía thường bằng môi trường sống của cả 2 loại cây
- Môi trường sống của mía lau: Mía lau thường được mộc hoang dại ven sông, suối và phát triển ở đất ẩm. Thường phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm áp, đát phù sa. Thời gian phát triển trong khoảng 10 – 12 tháng.
- Môi trường sống của mía thường: Loại mía thường được trồng và phát triển ở bất cứ loại đất nào. Cây mía thường có thể thích nghi với mọi khí hậu và môi trường. Thời gian phát triển trong 12 – 18 tháng.
Thành phần dinh dưỡng của mía lau và mía thường
- Thành phần dinh dưỡng của mía lau: Mía lau có chứa hàm lượng đường thấp nhưng lượng nước rất cao nên hỗ trợ thanh nhiệt và giải độc hiệu quả. Không những thế mía lau có hàm lượng chất xơ dồi dào cũng như là giàu vitamin nhóm B và các khác khoáng chất cần thiết.
- Thành phần dinh dưỡng của mía thường: Mía thường có hàm lượng đường cao và là nguyên liệu chính để sản xuất đường mía. Hàm lượng chất xơ ít hơn mía lau rất nhiều. Hàm lượng nước bên trong ít hơn mía lau rất nhiều. Người ta thường sử dụng mía thường để chế biến đường và đồ ngọt.
Công dụng của mía lau và mía thường mang lại cho sức khỏe
- Công dụng của mía lau: Thông thường mía lau thường được dùng để làm nước giải khát giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Không những thế mía lau có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan và thận. Mía lau thường được ứng dụng để sản xuất giấy và ván ép. Hiện nay thì mía lau còn sử dụng để làm vật dụng tái chế như ống hút, đũa nhựa, hộp đựng thức ăn, túi tote.
- Công dụng của mía thường: Mía thường bạn có thể sử dụng dùng nước ép hoặc ăn trực tiếp cũng rất bổ dưỡng. Mía thường có công dụng trong Đông y là: giúp thanh nhiệt, giải khát, bổ sung năng lượng mỗi ngày cho người lao động nặng và bổ sung năng lượng tức thời. Thông thường mía thường được ứng dụng để sản xuất đường mía, mật mía, cồn công nghiệp và các loại bánh kẹo ngọt.
Kết luận
Việc phân biệt mía lau và mía thường đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn loại mía phù hợp với nhu cầu của bạn. Mía lau là lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm giải pháp thanh nhiệt, giải độc, và hỗ trợ sức khỏe. Trong khi đó, mía thường với vị ngọt đậm đà và hàm lượng đường cao lại thích hợp để bổ sung năng lượng hoặc chế biến các món ăn, đồ uống ngọt. Hiểu rõ đặc điểm, giá trị dinh dưỡng và công dụng của từng loại mía sẽ giúp bạn sử dụng chúng hiệu quả hơn trong đời sống hàng ngày. Hãy áp dụng các cách nhận biết trên để luôn chọn đúng loại mía phù hợp!